Tình yêu cuộc sống

Cuộc sống với đầy những khó khăn thử thách có lúc đã khiến tôi tưởng chừng gục ngã và buông xuôi tất cả. Thế nhưng ngay chính những lúc ấy lời khuyên của cô, người cô thân yêu hiền dịu, lại vang lên, nâng đỡ tôi tiếp tục đứng lên và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.
Đó chính là cô giáo dạy tôi những năm học cấp 3, cô Susan. Chồng cô đột ngột qua đời vì cơn đau tim bộc phát, bỏ lại cô với những năm tháng hạnh phúc xa xôi. Bọn học trò chúng tôi ai cũng lo lắng và cùng chia sẻ nỗi buồn với cô. Cả lớp học im ắng hơn thường lệ, không ai trò chuyện, cười đùa với nhau như trước nữa. Thấy vậy, cuối giờ học, cô đã yêu cầu chúng tôi ngồi lại và tâm sự:
"Sau mất mát nầy, cô nhận ra một điều hết sức quan trọng và cô muốn chia sẻ cùng các em. Chúng ta dược sinh ra trên thế giới nầy là để học hỏi, để yêu thương, để chia sẻ, để trân trọng chính bản thân mình và người khác. Thế nhưng điều tuyệt vời nầy có thể sẽ đột ngột mất đi mà ta không thể nào biết trước. Chính vì thế chúng ta cần phải trân trọng từng giây phút mình đang sống và phải sống thật hết mình.



Mỗi ngày, trên đường đến trường hay về nhà, các em hãy chú ý ngắm quang cảnh xung quanh, cố gắng tìm trong quang cảnh ấy những gì thật đẹp, thật tuyệt diệu. Điều tuyệt diệu đó có thể là một mùi hương thoang thoảng của những chùm hoa nơi góc phố hay âm thanh xì xào của những tán lá, có thể là vị ngọt ngào của những que kem và cũng có thể là những giây phút lãng mạn được dạo quanh bờ biển ban đêm với đôi chân trần trên cát. Những điều nhỏ nhoi ấy đều góp phần tạo nên vẻ đẹp của cuộc sống. Hãy cố gắng tận hưởng những vẻ đẹp ấy vì chúng có thể mất đi bất cứ lúc nào. Hãv cố gắng tận hường bởi vì khi về già chúng ta thường hay hối tiếc về những gì mình chưa từng cố gắng làm, chứ không phải những gì chúng ta đã từng làm."
Cuộc sống không được tính bằng số lần chúng ta thở mà bằng những giây phút chúng ta được nín lặng để tận hưởng điều kỳ diệu của cuộc sống.

Cách nhìn mới về cuộc sống

Khi tôi bắt đầu tập đạp xe đạp cách đây vài năm, tôi không bao giờ nghĩ rằng chuyện tôi luyện tập đạp xe sẽ trở thành một điều gì lớn hơn là một vài cuốc xe lòng vòng. Nhưng khi tôi khỏe lên, bạn bè tôi khuyến khích tôi nâng cao mức tập luyện và thử sức với vài cuộc đường dài. Cuộc thử sức đầu tiên là đoạn đường 150 dặm (hơn 200km), MS-150, một cuộc đua xe hàng năm quyên góp tiền cho việc nghiên cứu chống lại bệnh xơ cứng.
Khi tôi mới đăng ký dự thi, ý tưởng nầy dường như rất tuyệt vời - ủng hộ quyên góp cho một việc từ thiện khi chạy xe đường dài - và tôi rất hăng hái luyện tập. Nhưng khi cuộc đua đến, sự thiếu tự tin đã chiến thắng trong tôi. Tôi vẫn muốn quyên góp cho việc từ thiện, nhưng tôi không còn muốn chạy một đoạn đường dài như vậy trong xuốt hai ngày liền.
Cuộc đua bắt đầu vào sáng ngày Chủ nhật tại vùng quê Georgia yên bình, và trong vài giờ đầu tiên tôi cảm thấy thật tuyệt vời. Đây chính là điều mà tôi tưởng tượng, và tinh thần của tôi rất mạnh mẽ. Nhưng vào cuối ngày, tôi cảm thấy quá kiệt sức, nóng nảy.
Nếu ai đó tin rằng thể xác được nối với linh hồn, tôi đây sẽ là một ví dụ cụ thể. Mỗi điều than thở mà não đưa ra dường như đi thẳng tới hai chân tôi. "Mình không thể chịu nổi nữa," thì chân bắt đầu một cơn chuột rút, và "những người khác đều giỏi hơn mình" được tiếp theo là cảm giác hụt hơi, thiếu dưỡng khí. Tôi muốn bỏ cuộc.


Lên đến đỉnh đồi, cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp nơi chân trời xa đã giúp tôi đi tiếp được vài phút nữa. Khi đó tôi bỗng chú ý một vận động viên trước tôi một khoảng xa, đang đạp xe rất chậm trong bóng chiều đỏ rực. Tôi cảm thấy người nầy có điều gì đó khác lạ, nhưng tôi không rõ là điều gì. Vì thế tôi cố chạy đuổi theo. Cô ta đang chạy, đạp chậm nhưng đều đều vững vàng, với khuôn mặt mỉm cười nhẹ nhàng và cương quyết – và rồi tôi nhận thấy rằng cô ấy chỉ có một chân.
Sự tập trung của tôi thay đổi ngay lập tức. Cả ngày tôi không tin tưởng vào thể xác của chính mình. Nhưng bây giờ tôi đã biết - không phải là thể xác mà chính là ý chí sẽ giúp tôi đạt được đích đến của mình.
Cả ngày hôm sau mưa. Tôi không trông thấy người nữ vận động viên một chân nữa, nhưng tôi tiếp tục chạy mà không than thở, vì tôi biết rằng cô ấy đang cùng với tôi ở đâu đó trên đoạn đường. Và vào cuối ngày, vẫn cảm thấy mạnh mẽ, tôi đã hoàn tất được 150 dặm của mình.

Khi trái đất chuyển động vì bạn!

Cô bé 11 tuổi Angela bị mắc một căn bệnh làm suy nhược hệ thống thần kinh. Cô bé không thể đi lại được và các cử động khác cũng rất khó khăn. Các bác sĩ không hy vọng chữa khỏi bệnh cho cô bé. Họ tiên đoán rằng cô bé sẽ phải dính liền với cái xe đẩy trong suốt quãng đời còn lại của mình. Họ nói rằng chỉ có vài người, có thể quay lại cuộc sống bình thường sau khi mắc bệnh. Cô bé không nản lòng. Ở đó, trên giường bệnh, cô bé sẵn sàng thề với bất kỳ ai sẵn lòng nghe cô rằng cô chắc chắn sẽ đi lại được như cũ vào một ngày nào đó.
Cô bé được chuyển đến một bệnh viện chuyên phục hồi chức năng tại vùng San Phrancisco Bay. Tất cả các phương pháp mà có thể áp dụng cho trường hợp của cô bé đều được sử dụng. Các bác sĩ cảm phục tinh thần không bị khuất phục của cô. Họ dạy cho cô tưởng tượng - hình dung ra cô đang đi lại. Nếu không mang lại kết quả gì khả quan thì việc nầy cũng đem lại cho cô bé niềm hy vọng và làm một việc tích cực để lấp bớt những giờ dài đằng đẵng ở bệnh viện. Angela sẵn lòng làm tất cả các việc cực nhọc, như các bài tập trong bể nước, xoa bóp hay các bài tập thể dục. Và cô cũng rất cố gắng trong việc nằm và tưởng tượng, hình dung cô đang đi, đi, đi!
một ngày kia, khi cô đang tập trung căng thẳng với tất cả sức lực của mình, tưởng tượng hai chân của mình đang chuyển động, thì giống như có một điều kỳ diệu xảy ra: Cái giường chuyển động! Nó chuyển động quanh phòng! Cô bé hét lên "Nhìn nè, coi cháu làm được gì nè! Nhìn coi! Nhìn coi! Cháu làm được rồi! Cháu đang chuyển động, cháu đã chuyển động!"
Dĩ nhiên trong thời điểm đó thì tất cả mọi người trong bệnh viện cũng đều kêu lớn, và chạy tìm chỗ trú. Mọi người thì la hét, các thiết bị thì đổ vỡ, kiếng bể khắp nơi. Bạn cũng hiểu, đó là cơn động đất ở San PHrancisco. Nhưng không nên nói lại điều đó với Angela. Cô bé tin rằng cô đã làm được điều đó. Và bây giờ, sau vài năm, cô bé đã quay trở lại trường. Trên đôi chân của mình. Không có nạng, không có xe đẩy. Bạn cũng biết đó, đối với một người mà có thể tạo ra cơn động đất ở giữa San PHrancisco và Oakland thì việc chiến thắng một bệnh tật nhỏ nhoi tầm thường thì quá là đơn giản, phải không các bạn?

Quan sát và lắng nghe

một người thì thầm: "Cuộc sống ơi, sao không nói gì với tôi?". Và một chú sáo cất tiếng hót. Đó chẳng phải là tiếng nói của cuộc sống sao? Nhưng anh ta không nghe thấy.
một người thì thầm: "Cuộc sống ơi, hãy nói gì với tôi đi chứ!". Và một tiếng sấm nổ vang trời. Đó chẳng phải là tiếng nói của cuộc sống sao? Nhưng anh ta không nghe thấy.
một người nhìn quanh và nói: "Cuộc sống ơi, sao tôi không bao giờ nhìn thấy cuộc sống?". Và một vì sao sáng hơn. Đó chẳng phải là ánh sáng của cuộc sống hay sao? Nhưng anh ta không để ý thấy.
một người kêu lên: "Cuộc sống ơi, tôi muốn có một điều kì diệu!". Và một đứa trẻ được sinh ra đời. Đó chẳng phải là một điều kì diệu sao? Nhưng anh ta không hay biết.
một người kêu lên trong thất vọng: "Cuộc sống, hãy chạm vào tôi. Hãy cho tôi biết là người vẫn ở đâu đây và có thể bảo vệ tôi". một giọt nước trên lá cây rơi xuống vai anh ta. Đó chẳng phải là cuộc sống đã nhẹ nhàng chạm vào anh ta đó sao? Nhưng anh ta lau giọt nước và bỏ đi.
Hạnh phúc không được đóng gói gửi cho mọi người. Nó đến từ cuộc sống, từ thiên nhiên, từ những gì tưởng như vô tình. Hạnh phúc đến, nhưng nó thường không đến theo cách mà bạn muốn.

Trên tuyết

Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên phố. Bà cụ đi chân đất. Trên tuyết. một đôi trẻ, tay xách lỉnh kỉnh những túi to- vừa nói chuyện vừa cười đến nỗi không để ý thấy bà cụ.
Một người mẹ dẫn hai đứa con nhỏ tới nhà bà ngoại. Họ quá vội nên cũng không để ý.
Một viên chức ôm một chồng sách đi qua. Mải suy nghĩ nên cũng không để ý.
Bà cụ dùng cả hai tay để khép vạt áo đứt hết khuy. Dừng lại, nép vào một góc ở bến xe buýt. một quý ông ăn mặc lịch lãm cũng đứng đợi xe buýt. Ông cố đứng tránh xa bà cụ một chút. Tất nhiên là bà già rồi, chẳng làm hại được ai, nhưng nhỡ bà ấy bị bệnh lây nhiễm thì sao…
Một cô gái cũng đứng đợi xe buýt. Cô liên tục liếc xuống chân bà cụ, nhưng cũng không nói gì.
Xe buýt tới và bà cụ nặng nhọc bước lên xe. Bà ngồi trên chiếc ghế ngay sau người lái xe. Quý ông và cô gái vội vã chạy xuống cuối xe ngồi. Người lái xe liếc nhìn bà cụ và nghĩ: “Mình không thích phải nhìn thấy cảnh nghèo khổ nầy chút nào!”.
Một cậu bé chỉ vào bà cụ và kêu lên với mẹ:
- Mẹ ơi, bà ấy đi chân đất! Mẹ bảo những ai hư mới đi chân đất, đúng không mẹ?
Người mẹ hơi ngượng ngập kéo tay con xuống:
- Andrew, không được chỉ vào người khác!- Rồi bà mẹ nhìn ra cửa sổ.
- Bà cụ nầy chắc phải có con cái trưởng thành rồi chứ!- một phụ nữ mặc áo choàng lông thì thầm- Con cái của bà ấy nên cảm thấy xấu hổ mới phải!
Người phụ nữ nầy bỗng cảm thấy mình quả là người tốt, vì mình luôn quan tâm đầy đủ đến mẹ mình.
- Đấy, ai cũng phải học cách tiết kiệm tiền- một chàng trai ăn mặc bảnh bao thêm vào- Nếu bà ấy biết tiết kiệm từ khi còn trẻ thì bà ấy chẳng nghèo như bây giờ!
một doanh nhân hào phóng bỗng cảm thấy ái ngại. Ông lấy trong ví ra một tờ 10 đôla, ấn vào bàn tay nhăn nheo của bà cụ, nói giọng hãnh diện:
- Đây, biếu bà! Bà nhớ mua đôi giầy mà đi! Rồi ông ta quay về chỗ ngồi, cảm thấy hài lòng và tự hào về mình.
Xe buýt dừng lại khi tới bến và một vài người khách bước lên. Trong số đó có một cậu bé khoảng 16-17 tuổi. Cậu ta mặc chiếc áo khoác to màu xanh và đeo balô cũng to, đang nghe headphone. Cậu trả tiền xe buýt và ngồi ngay vào ghế ngang hàng với bà cụ. Rồi cậu nhìn thấy bà cụ đi chân đất.
Cậu tắt nhạc. Cảm thấy lạnh người. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Cậu đang đi một đôi giầy cổ lông dành cho trời tuyết. Đôi giầy mới tinh và ấm sực. Cậu phải tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được. Bạn bè đứa nào cũng khen!



Nhưng cậu cúi xuống và bắt đầu cởi giầy, cởi tất, rồi ngồi xuống sàn xe, bên cạnh bà cụ.
- Bà, cháu có giầy đây nầy!- Cậu nói.
Một cách cẩn thận, cậu ta nhấc bàn chân lạnh cóng, co quắp của bà cụ lên, đi tất và đi giầy vào chân bà. Bà cụ sững người, chỉ khe khẽ gật đầu và nói lời cảm ơn rất nhỏ.
Lúc đó, xe buýt dừng. Cậu thanh niên chào bà cụ và xuống xe. Đi chân đất trên tuyết.
Những người khách trên xe thò đầu ra cửa sổ, nhìn đôi chân cậu thanh niên, xôn xao bình phẩm.
- Cậu ta làm sao thế nhỉ?- một người hỏi.
- Một thiên thần chăng?
- Hay là con trai của Chúa!
Nhưng cậu bé, người ban nãy chỉ vào bà cụ, quay sang nói với mẹ:
- Không phải đâu mẹ ạ! Con đã nhìn rõ rồi mà! Anh ấy là người bình thường thôi!
Và việc làm đó, thật sự, cũng chỉ cần một người bình thường.

Người vun đắp ước mơ

Lần đầu tôi gặp cô George là trong một căn phòng nhỏ vốn chỉ dành cho một thầy một trò, nhưng sau đó nhà trường lại đưa cả bốn cậu học trò chúng tôi vào học chung lớp. Trong bốn người thì có ba ngồi xe lăn và một phải chống nạng. Cậu bạn chống nạng thì hầu như mù, còn lại một cậu với một vết thương do đạn bắn vào đầu, một bị loạn dưỡng cơ và một bị bại não.
Tôi chính là người mắc bệnh bại não. Mỗi khi tôi cất tiếng, cô giáo cứ trêu giọng tôi nghe giống như tiếng một con bò đang rống lên gọi bạn. Mỗi người chúng tôi có những nhu cầu về học vấn và tình cảm khác nhau, người thì chuẩn bị vào đại học, người lại chuẩn bị đón nhận cái chết.
Cô giáo tôi trạc 50 tuổi, bé nhỏ, chỉ cao khoảng hơn một,5 m một chút. Tóc cô đã điểm hoa râm và đến cuối năm học tôi thấy trên mái tóc cô đã xuất hiện thêm thật nhiều sợi bạc. Cô có làn da nâu và giọng nói trong trẻo. Cô nói rất nhanh, và trước khi dứt lời không bao giờ cô quên hỏi một câu: "Các em hiểu chứ?"
Buổi học đầu tiên cô vui vẻ chào chúng tôi: "Chào các em. Phòng học nầy hơi chật đối với bốn em, nhưng cô nghĩ chúng ta vẫn học tốt được thôi. Trường học kiểu nầy là trường đầu tiên ở bang Nebraska, vì thế chúng ta là những người tiên phong. Mà những người tiên phong thì luôn phải chấp nhận vài khó khăn. Ở đây đa số các em đều biết nhau rồi, chỉ trừ Bill và David. David, đây là bạn Bill, Bill bị bại não. Lúc em chuyển đến đây thì Bill phải nghỉ học vì khi ấy trường nầy chưa mở lớp cho học sinh trung học. Bill nầy, David đã được thay tim ở Hawai. Bạn ấy bị bệnh loạn dưỡng cơ. Đến ngày 6 tháng 5 nầy David sẽ tròn một9 tuổi. Chúng ta sẽ tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cho bạn ấy và mời cả các bạn gái đến khiêu vũ nữa".
Tôi tự hỏi không biết cô có hiểu bệnh loạn dưỡng cơ nghĩa là thế nào không. Tôi biết chắc chắn David không sống được đến ngày sinh nhật tiếp theo của mình. So với những người mắc bệnh nầy thì David đã được ăn mừng tiệc sinh nhật của mình nhiều hơn bất kỳ ai khác. Phổi của David cũng đã nhiễm bệnh, nghĩa là chỉ mỗi việc thở thôi cũng đòi hỏi bạn ấy phải cố gắng hết sức.
Rồi cô giáo mới đầy nhiệt tình và lý tưởng của chúng tôi tiếp lời: "Cô luôn đặt nhiều kỳ vọng vào tất cả các em. Các em hiểu chứ!"
Khi tôi đang phân loại đá để làm bài tập địa lý, cô nhẹ nhàng đến bên tôi, ngồi xuống và thầm thì: "Cô nghe nói em đã theo học vài khóa hàm thụ với trường Nebraska ở Lincoln nhưng trong ba năm vừa rồi không tiến triển được bao nhiêu. Cô biết những khóa học đó rất khó khăn và tốn thời gian, nhưng em đừng lo cô sẽ giúp em. Nhất định đến mùa xuân tới chúng ta sẽ tốt nghiệp trong vinh dự. Nếu em không ngại thì cô sẽ đút cho em ăn trưa nhé? Em có muốn hỏi gì không?"
Tôi nắn nót viết từng chữ trên tấm bảng đeo trên cổ mình: "Em sợ là David không sống đến ngày sinh nhật bạn ấy đâu. Phổi của David yếu quá rồi, mà mùa đông thì khắc nghiệt với tất cả mọi người."
"Cô và em biết điều đó, nhưng David không biết. Mà em muốn có tấm bằng tốt nghiệp đến thế nào thì David cũng muốn có bánh sinh nhật y như vậy." Cô George đã làm đúng lời hứa. Tôi đã hoàn thành bài vở ở các môn học cũ của mình và bắt đầu học những lớp mới với một tốc độ chóng mặt. Nhưng David cứ yếu dần trong suốt kỳ nghỉ lễ. Bạn ấy không dám đi ngủ vì sợ mình sẽ không bao giờ thức dậy nữa. Vì thế cô giáo để bạn ngủ trong lớp và an ủi: "Em đừng lo, bệnh viện ở ngay bên kia đường. Nếu phải đến đó thì chúng ta chỉ mất 5 phút thôi, vì thế lớp học nầy là nơi an toàn nhất đối với em!"
một lần David bi ngạt thở và cô phải xoa bóp ngực cho bạn suốt một buổi chiều. Vừa làm, cô vừa nói với cô y tá đứng bên với bình dưỡng khí: "David đang giúp tôi luyện tập thể lực để chơi tennis. Nếu bác sĩ thấy một phụ nữ cao một mét rưỡi ngoài sân tennis, bắp tay nổi lên thì người đó chính là tôi đấy. Tập luyện thế nầy thật là thích. Cô không ganh tỵ với tôi chứ?"
một hôm khi đang thảo luận về môn lịch sử thế giới của tôi, cô nói: "Khi cô dạy hai bạn kia, cô không thể chăm sóc David được. Em giúp cô trông chừng bạn David được không Bill! Nếu đột nhiên bạn ấy quy xuống, em nhớ báo cho cô biết ngay bằng tiếng bò rống gọi bạn của em nhé? Trông bạn ấy không được khỏe lắm phải không? Nhưng chúng ta sẽ giữ bạn ở trường càng lâu càng tốt. Ít ra thì mẹ David cũng không phải trông nom David khi bạn ấy ở đây. Nếu may mắn chúng ta có thể hoàn thành môn lịch sử nầy vào tháng 3. Môn học nầy khô khan quá, chắc em đã chán lắm rồi, vì chính cô cũng chán nó lắm rồi!"
Thế rồi, cứ mỗi lần thở hổn hển để lấy không khí, David lại nhìn tôi với vẻ biết ơn và xúc động: "Mình không sao đâu, Bill ạ. Mình không sao. Cám ơn cậu đã săn sóc cho mình."
Thật may là chưa bao giờ tôi phải dùng đến tiếng bò rống gọi bạn của mình. Tuy nhiên, những buổi học giúp cô trông chừng David đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Tôi dần hiểu được mong muốn được sống của bạn ấy. Nhìn thấy bạn đấu tranh cho từng hơi thở của mình, tôi đột nhiên hiểu ra giá trị và ý nghĩa cuộc sống. Vì thế mỗi khi phải làm bài tập tôi cũng không lười biếng nữa, bởi ít nhất thì tôi cũng được học hành mà không phải lo lắng về từng hơi thở của mình, không phải nơm nớp lo sợ rằng cuộc sống của mình đang bị đe dọa và tính từng giờ. Tôi nghĩ đó chính là bài học mà cô giáo muốn dạy cho tôi.



Ngày một0 tháng 4 là ngày cuối cùng của David ở trường. Đêm ấy bệnh của David trở nặng. David được đưa ngay vào bệnh viện, ở đó có máy trợ tim giúp bạn ấy thở dễ dàng hơn.
Ngày một5 tháng 4 năm một975, tôi định vào bệnh viện thăm David sau giờ học, nhưng sáng hôm ấy tôi thấy một mẩu giấy để cạnh máy đánh chữ của mình với nét chữ quen thuộc của cô: "Tối nay em đừng đến bệnh viện. David đã mất trong giấc ngủ đêm qua. Cô không muốn các em khác biết vì hôm nay trường ta đi xem xiếc và cô nghĩ không nên phá hỏng niềm vui của các bạn. Chúng ta sẽ cùng khóc thương David. Cô George."
Mặc dù cô đã không biến được ước mơ sống đến sinh nhật thứ một9 của David thành sự thực (Chúa biết cô đã cố gắng đến mức nào!), nhưng cô đã biến giấc mơ tốt nghiệp trung học của tôi thành hiện thực.
Khi tôi ngồi trên bục trao bằng vào một buổi tối tháng 5 ấm áp năm một976 và lắng nghe bài hát "Ước mơ không thể thành hiện thực", tôi cảm thấy từng lời bài hát đều như được viết cho người phụ nữ bé nhỏ đang âu yếm và tự hào ngắm tôi nhận bằng tốt nghiệp, bởi vì cô đã dám mơ giấc mơ không thể thành hiện thực, và cô đã biến giấc mơ ấy thành hiện thực.

Chú Bé Và Con Sò Nhỏ

Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ 16. Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn...
Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình :
-Chán quá đi...Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn...!!!


Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói :
-Bạn ơi...Hãy thả tôi về với biển...Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình...Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên...!!!
Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói :
-Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng...hãy cho ta một lời khuyện trước đi...Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!
Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng :
-Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn nầy sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát nầy rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi...
Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào...Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói...

Qùa tặng cuộc sống - Những Hòn Đá Cuội


Câu lạc bộ những hòn đá

Hồi đó tôi mới học lớp hai. Tôi chú ý đến một mẩu tin trên báo nói về cuộc sống vạ vật của những người lang thang trên đường phố. Và đó cũng là lần đầu tiên tôi biết rằng không phải ai cũng được ngủ trên giường, có những người đã chết vì giá lạnh sau một đêm co ro ngoài bệ cửa.
Ngay lúc ấy tôi quyết định sẽ thành lập một câu lạc bộ nhằm kiếm tiền giúp đỡ những người như họ. Ban đầu, câu lạc bộ của tôi chỉ có 5 người tham gia, chủ yếu là bạn thân của tôi. Mọi người đều thờ ơ với CLB bởi nghĩ đó chỉ là trò rỗi hơi mấy đứa chíp. Nhưng tôi vẫn quyết tâm đi vận động từng người tôi gặp. Mãi rồi cũng có được 20 người hưởng ứng.
CLB của chúng tôi tên là Rock Club (CLB Hòn đá). Hoạt động của nó rất đơn giản: vẽ hình lên những hòn đá và đem bán. Chúng tôi vẽ đủ thứ, từ các con vật, hoa lá đến những logo của một đội bóng rổ được yêu thích… Người mua chủ yếu là các thầy cô giáo. Họ bày lên bàn làm việc hoặc trong tủ như một thứ đồ chơi. Mỗi hòn đá bán được khoảng 5cent hoặc một0 cent, chỉ những hòn thật to thì mới bán được khoảng hai mươi cent.


Đến gần lễ Giáng sinh, câu lạc bộ kiếm được tổng cộng 33 đôla từ chuyện bán đá. Và chúng tôi quyết định gửi số tiền nầy đến hội bảo vệ những người vô gia cư ở địa phương.
Mẹ chở tôi đến ngôi nhà tạm trú của những người vô gia cư để ủng hộ số tiền. Vừa đến nơi, tôi đã nhìn thấy rất nhiều người mặc quần áo nhem nhuốc đứng ngồi ngoài cửa. Tôi đề nghị người quản lí đưa đi xem qua một lượt. Cảnh trong bếp còn khủng khiếp hơn. Mấy chục cái bàn bẩn thỉu lở loét xếp dọc ở đó với cả một hàng dài người xếp hàng chờ lấy khẩu phần ăn của mình. Thức ăn cho họ chắc chắn chẳng ngon lành gì lắm nhưng họ ăn như chưa bao giờ được ăn vậy. Tôi cảm thấy xấu hổ về thói biếng ăn của mình!
Khi ra về, tôi nhìn thấy một người đàn ông mặc chiếc áo màu xanh rêu cũ kĩ đang buộc những dải vải đỏ hoen ố rách rưới lên cây thông còi cọc sát tòa nhà. Có lẽ đấy là cây thông Noel của họ. Ngay cả những người nghèo khổ nhất cũng vẫn đón Noel theo cách của họ. Tôi chụp ảnh người đàn ông đó và gửi cho một tòa soạn báo với hi vọng nhắc nhở mọi người hãy dành sự quan tâm cho những con người kém may mắn nầy, không chỉ ngày lễ tết mà tất cả các ngày trong năm.
Khoảng một tuần sau, có một phóng viên và phóng viên ảnh đến trường tôi để chụp ảnh và viết bài về CLB của chúng tôi. Báo ra hai ngày sau đó gây một tiếng nổ trong lương tâm của những người sống trong thành phố. Trường học của chúng tôi bắt đầu chú ý đến câu lạc bộ. Các thầy cô khởi xướng một chương trình giúp đỡ tụi học sinh chúng tôi trong các hoạt động vì người nghèo.
Các bạn thấy không, chỉ bắt đầu từ những hòn đá đơn giản nhưng ảnh hưởng của nó lại không đơn giản chút nào. Tôi hiểu ra rằng: Bạn và tôi, không ai quá trẻ để làm nên một điều khác biệt. Vấn đề là chúng ta đã bắt đầu chưa?

Nụ hôn trên chuyến tàu

Chiếc tàu tôi đang đi ghé vào một ga nhỏ. Lúc ấy đã gần sáng và trời vẫn đầy sao. Không khí lạnh cóng ùa vào toa khi tàu dừng và mở cửa đón khách. Toa tôi có thêm hai người nũa, một người đàn ông và một cậu bé.
Cậu bé phải mất một lúc mới ngồi được vào chỗ của mình sau khi len qua nhiều hàng chân người lớn. Trong khi cha cậu bé lại ngồi cạnh cửa sổ, giữa những người trông ngái ngủ, khó tính và mệt mỏi sau một đêm không được ngủ đẫy giấc. Khi tàu bắt đầu vào đường hầm, cậu bé trượt khỏi chỗ và tôi cảm thấy tay cậu chống vào đầu gối tôi. Nghĩ rằng cậu bé muốn đứng dậy, tôi nâng đầu gối lên một chút. Cậu bé rướn người lên, có lẽ muốn nói gì đó với tôi. Tôi cúi xuống đểnghe nhưng bất ngờ thay, cậu bé hôn vào má tôi một cái!
Lúc đó tàu ra khỏi đường hầm. Rồi cậu bé ngồi lại vào chỗ của mình và ngắm cảnh bên ngoài cửa sổ. trông cậu rất hạnh phúc. Tôi thật sự ngạc nhiên. Sao cậu bé lại hôn một người lớn không hề quen biết trên tàu nhủ? Tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi cứ thỉnh thoảng, cậu bé lại đứng lên, hôn vào má những người lớn ngồi cạnh cậu, từng người một.


Bối rối, chúng tôi nhìn về phía người đàn ông. Cha cậu giải thích:
- Cháu nó rất hạnh phúc vì khoẻ mạnh trở lại và được sống. Cháu đã ốm nặng rất lâu rồi!
Chuyến tàu dừng ở ga cuối. Người đàn ông và cậu bé hoà mình vào đám hành khách. Tôi vẫn còn cảm giác cái hôn của cậu bé trên má, cái hôn làm tôi hạnh phúc và cả băn khoăn nữa. Liệu có bao nhiêu người trưởng thành trao cho nhau những cái hôn để chia sẻ niềm vui được sống? Cậu bé đã không chỉ chia sẻ với tôi một cái hôn ngọt ngào mà còn cả những băn khoăn muốn nhắn gửi: đừng để bản thân mình "chết" trước khi tim ngừng đập!

Cánh én báo tin vui

Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau,cô bé đang xây những toà lâu đài cát trên bãi biển. “Cháu chào chú!”, cô bé ngước đôi mắt xanh thẳm như mặt đại dương nhìn tôi.
Tôi chỉ gật đầu, không muốn bị một đứa trẻ con lẵng nhẵng bám theo. “Cháu đang làm thợ xây. Chú thử mà xem.Cát mịn thích lắm”, cô bé rủ rê. Xiêu lòng bởi ánh mắt và giọng nói thân thiện của cô bé, tôi đưa tay tháo dép. Đúng lúc đó một con chim nhỏ ở đâu bay tới, lượn trên đầu chúng tôi, miệng líu ríu vui tai. “Chắc có tin vui đấy!”, cô bé nói. “Cái gì?”, tôi ngỡ ngàng. “Mẹ cháu bảo chim én biển mang tin vui tới cho mọi người”, cô bé giải thích.
Con chim bay dọc theo bãi cát và mất hút. “Thế là vĩnh biệt niềm vui, chào mi sự đau khổ!”, tôi lẩm bẩm. Tôi đang trong tâm trạng chán nản. “Chú tên gì vậy?”, cô bé hỏi. “Chú là Ruth, Ruth Peterson. Thế còn cháu?” “Tên cháu là Wendy, cháu lên 6 tuổi rồi.
Những tuần tiếp theo qua đi với bao nhiêu điều bực bội và thất bại trong công việc, thêm vào đó mẹ tôi đang ốm mà tôi không thể trở về thăm được.
Nhìn mặt trời hừng đỏ nơi đường chân trời tôi ứơc ao “Gía có chú én biển nào đem tin vui đến với mình …” .



Lái xe ra chỗ hôm trước, tôi đi lại trong làn gió biển lạnh, ngóng chờ tiếng líu ríu báo tin vui “Chú có chuyện không vui phải không”, tiếng trẻ con vọng lại từ sau lưng tôi. “Không”, tôi hơi bực bội vì bị một đứa trẻ bắt quả tang, “Chú cháu mình chơi cái gì đi, đố chữ nhé?”. “Cháu không biết chơi”, cô bé bật cười và đáp bằng một giọng vô tư ,vui vẻ. “Vậy mình đi dạo vậy.Nhà cháu ở đâu?” “Ở đằng kia”, cô bé trỏ tay về phía một ngôi nhà gỗ dùng để nghỉ mùa hè.
“Lạ thật,hiện đang tiết đông kia mà”, tôi thầm nghĩ. “Cháu học trường nào?”,tôi hỏi tiếp. “Cháu không đi học. Mẹ cháu bảo đang kỳ nghỉ”. Trong lúc chú cháu tôi dắt tay nhau đi dọc bờ biển, nhìn cô bé líu lo, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn. Bất giác tôi mỉm cười.
Ba tuần sau,trong trạng thái gần như hoảng loạn,tôi gặp lại Wendy. Tình thật nếu bữa đó tôi gặp được mẹ của Wendy, tôi đã yêu cầu bà giữ cô bé trong nhà, thế nhưng Wendy vẫn chỉ có một mình trên bãi cát. “Hôm nay chú muốn ở đây một mình” , không quay mặt lại, tôi nói với cô bé đang tiến lại gần. “Sao vậy, chú?”,Wendy hỏi. “Sao nữa?”, tôi quay người lại và hét lên, “Vì mẹ chú mất chứ sao nữa”. Ngay lập tức tôi hối hận. Tại sao mình lạI nói chuyện nầy với một đứa trẻ con!
“Vậy hôm nay là ngày buồn của chú”, cô bé khẽ thì thào. “Phải. Hôm nay, hôm qua, ngày mai và mãi mãi”. “Thế có đau không?”. “Cái gì đau?”, tôi ngạc nhiên. “Khi mẹ chú chết ấy”. “Tất nhiên rồi” ,tôi đáp sẵng giọng rồi leo lên xe rồ máy.
Một tháng sau,tôi quay trở lại bãi biển. Không thấy bóng dáng Wendy đâu. Cảm thấy mình có lỗi,tôi tới gõ cửa căn nhà cô bé đã chỉ.
Mở cửa cho tôi là một phụ nữ còn trẻ có mái tóc màu mật ong. “Thưa bà,tôi là Ruth Peterson. Hôm nay không thấy cháu Wendy ngoài bãi nên tôi ghé qua. Cháu có nhà không, thưa bà?”. Mời tôi và nhà xong người phụ nữ nói: “Cháu nó nhắc tới anh nhiều, tôi cũng dặn cháu là đừng làm phiền anh. Nếu quả cháu có làm điều gì không phải,xin anh tha thứ”.
“Bà đừng hiểu lầm. Wendy là đứa trẻ rất đáng yêu. Cháu đâu, thưa bà?”. “Wendy qua đời tuần trước. Chắc nó không nói với anh là nó bị bệnh bạch huyết cầu”, người phụ nữ nghẹn ngào.
Tôi câm lặng,hai tay bấu chặt thành ghế.Tôi thấy khó thở.
“Hình như cháu nó có để lại cho anh một vật gì đó…Anh có thể chờ tôi một lát được không?”
Tôi thẫn thờ gật đầu.
Trong lúc mẹ Wendy lục lọi gì đó trên giá sách,tôi cố lấy lại tỉnh táo. Mẹ Wendy trao cho tôi một bì thơ,trên đề “GỞI CHÚ P.” viết nắn nót bằng thứ chữ xiêu vẹo của trẻ con.
Bên trong là một bức tranh tô chì màu. Bãi cát vàng, biển xanh và một chú én biển màu nâu. Phía dưới là dòng chữ: “Con én nầy mang tin vui đến cho chú”.

Cho và nhận


Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư nầy vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giầy cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giầy của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giầy của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giầy."
Vị giáo sư ngăn lại: "Nầy, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân nầy đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giầy của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giầy và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giầy thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giầy còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giầy. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".

Tờ giấy trắng

Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ, và hỏi:
- Các em có thấy đây là gì không?
Tức thì cả hội trường vang lên:
- Đó là một dấu chấm.
Ngài hiệu trưởng hỏi lại:
- Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư?
Và ngài kết luận:
- Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc, hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.

Những lâu đài trên cát

Mặt trời rực rỡ. Trên bờ biển, một cậu bé cắm cúi xúc cát đổ vào chiếc xô nhỏ đặt bên cạnh. Khi chiếc xô đầy cát, cậu bé úp ngược nó xuống mặt cát. Nhấc chiếc xô ra và cậu bé đã có một toà nhà tròn xoay bằng cát. Tuy nhiên, trí tưởng tượng của một cậu bé không chỉ dừng lại ở một ngôi nhà hình tròn. Cậu bé đào những rãnh nhỏ xung quanh ngôi nhà làm hào bảo vệ. Những chiếc nắp chai và vỏ ốc trở thành những người lính gác còn những que kem trở thành cây cầu nối những tòa nhà với nhau. một tòa lâu đài thực sự của một chàng hoàng tử khôi ngô trong truyện cổ tích.


Cách đó rất xa, thành phố đông đúc, không khí ồn ào, xe cộ như mắc cửi. một người đàn ông đang làm việc trong văn phòng. Ông xếp lại các chồng giấy tờ trên bàn làm việc, trao đổi vài câu qua điện thoại, rồi lại gõ máy tính. Khuôn mặt ông sáng lên vì đạt được kết quả tốt đẹp: hợp đồng được ký kết và thu nhiều lợi nhuận. Hàng ngày ông đều đến nơi làm việc, lập những kế hoạch, dự đoán tình hình thị trường. Có những người lính gác, có tiền lương, có lợi nhuận, và công ty cũng là một toà lâu đài mơ ước trong đó ông ấy là một vị vua điều hành tất cả.
Hai người cùng đang xây dựng những lâu đài của mình. Họ có rất nhiều điểm giống nhau: đạt được những kết quả mà đối với họ là tốt đẹp từ những cố gắng rât nhỏ. Họ đều say mê và kiên trì. Đối với mỗi người, tòa lâu đài mình đang xây dựng đều có ý nghĩa thật đặc biệt và rất quan trọng.
Tuy nhiên, khi thủy triều lên, cậu bé không hề ngạc nhiên hay lo sợ gì cả. Cậu nhảy lên trên những ngọn sóng, vỗ tay reo mừng và cười toe toét khi thấy những con sóng cuốn toà lâu đài vào biển cả. Cậu bé hoàn toàn bình thản. Cậu cầm xẻng và xô ra về vì biết rằng thủy triều đã cuốn cát ra biển, và rằng sáng mai cậu sẽ lại xây được một ngôi nhà mới đẹp hơn.
Nhưng những người lớn thường không như vậy. Khi những khó khăn đến, họ coi đó là một điều thật tệ hại chứ không bình thường như thủy triều những lúc hoàng hôn. Họ thường chán nản đến mức không nghĩ rằng vào sáng hôm sau thủy triều sẽ rút và chúng ta lại có thể bắt đầu xây một cái gì đó khác đẹp hơn, tốt hơn.
Có lẽ đó là một trong những điều mà chính người lớn lại phải học từ trẻ em.

Những trái tim nhỏ

Cậu bé nằm vùi trên giường. Nó buồn bã nghĩ đến căn bệnh của mình. Hơn một năm rồi nó chưa rời khỏi chiếc giường. Cuộc sống như ngưng đọng lại giữc bốn bức tường. Nó nhìn lên trần nhà, vẫn một màu vôi vô tri. Nó ước ao được chạy nhảy như bao đứa trẻ khác và suy nghĩ về những ước mơ của mình trước đây… Nó sẽ là một thủy thủ giỏi và được tới mọi miền trên thế giới để khám phá những điều kỳ diệu của cuộc sống… Nhưng không dược nữa rồi, đôi chân nó không còn cử động bình thường. Tháng ngày trôi qua, niềm hy vọng, mơ ước cứ nhỏ dần và nước mắt lăn dài trên gò má nó… Cho đến một sáng kia, nó ngạc nhiên khi nghe tiếng lích chích của bầy sẻ nâu trên mái nhà. Qua khe cửa, nó nhìn thấy những đốm trắng nhảy múa lung linh. Nó nhích dần ra mép giường một cách khó nhọc và mở toang cửa sổ. Chao ôi! Thật kỳ diệu, cả một khu vườn hoa rực rỡ và ánh nắng ấm áp của mùa xuân ùa vào phòng. Những con sẻ nâu đang say sưa với bầy đàn bằng tiếng ríu ran, ríu rít đến kỳ lạ. Thì ra cuộc sống bên ngoài tươi đẹp ở ngay đây chứ đâu cần phải băng qua các đại dương xa xôi, thế mà nó chưa được khám phá. Nó cất tiếng hát hòa cùng đàn sẻ nâu và đôi mắt rạng ngời những tia hy vọng.


Nhiều năm sau, khi đã trở thành một giọng ca tài danh và dẫu phải ngồi trên xe lăn, cậu vẫn nhớ đến điều kỳ diệu của ngày xưa và không bao giờ quên nhắc đến tiếng lích chích của loài chim sẻ nâu.
Đôi khi, những giấc mơ của chúng ta vì một lý do nào đó không thể thực hiện được. Bạn đừng vội buồn nản. Vì cuộc sống quanh bạn vẫn còn nhiều điều thú vị khác. Khi nhận ra điều nầy, bạn sẽ khám phá ra khả năng tiềm tàng mới của mình. Mỗi con người có thể làm tốt không phải duy nhất một việc. Điều quan trọng là nhận ra cuộc sống trong hoàn cảnh nào cũng có ý nghĩa.

Sự đấu tranh

Đôi khi, sự đấu tranh là những gì chúng ta cần trong cuộc sống.
Nếu cuộc sống để chúng ta đi qua thật suôn sẻ, chúng ta sẽ chẳng mạnh mẽ như chúng ta có thể đâu... Bạn nghĩ mà xem:
- Bạn cần sức mạnh, và cuộc sống đặt ra những khó khăn để bạn vượt qua
- Bạn cần sự thông minh, và cuộc sống đặt ra những vấn đề cho bạn giải quyết.
- Bạn cần thành công, và cuộ sống cho bạn bộ não và đôi tay để làm việc.
- Bạn cần sự can đảm, và cuộc sống đặt ra những thách thức để bạn vượt qua.
- Bạn cần sự yêu thương, và cuộc sống đưa những người khó khăn đến cho bạn giúp đỡ.
- Bạn cần sự ưu ái, và cuộc sống cho bạn cơ hội.
Bạn biết không, cuộc sống không cho bạn tất cả những gì bạn muốn, nhưng cuộc sống cho bạn tất cả những gì bạn cần.

Hạc giấy

Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao chân tình. Tôi biết 1 chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là 1 nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì xán lạn nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc bên nhau. Rồi cho đến 1 hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc nhưng rồi nỗi đau của chàng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.


Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà người yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình 1 điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.
1 ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy 1 đôi vợ chồng già cùng che chung 1 chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng 1 công ty riêng, đã có thể ngồi trong 1 chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó.
Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, như thể thời gian không bao giờ làm đổi thay nụ cười ấy, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc nầy anh mới biết 1 sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng 1 ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Vì vậy, nàng quyết định xa anh. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để 1 ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng 1 lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.

Hai con chó

Tối nào, cậu bé cũng vào phòng ông, ngồi tựa cằm lên đầu gối ông và hỏi đủ các câu trên trời dưới bể như bất kỳ 1 đứa bé nào. Nhưng 1 hôm, câu bé vào phòng ông với vẻ mặt còn vương nét bực bội giận hờn.
Ông cậu bé liền bảo:
- Cháu cứ ngồi xuống và kể cho ông nghe chuyện gì xảy ra suốt ngày hôm nay.
Cậu bé ngồi thụp xuống đất, lại tựa cằm vào đầu gối ông. Cậu ngước mắt nhìn khuôn mặt nhiều nếp nhăn và phúc hậu của ông, rồi lặng lẽ khóc. Sau 1 hồi thút thít, cậu bé mới kể:
- Hôm qua bố đưa cháu vào thành phố để bố bán hàng. Bố nói nếu cháu ngoan và giúp bố gói đồ cho khách, bố sẽ mua cho cháu thứ gì cháu thích. Cháu thích rất nhiều thứ ở thành phố, vì cháu chưa vào thành phố bao giờ. Nhưng cuối cùng, cháu thấy 1 cây bút bằng kim loại sáng loáng rất đẹp, lại nhỏ gọn, nên bố mua cho cháu.
Nói đến đây, cậu bé tựa đầu vào đầu gối ông và im lặng. Ông nhẹ nhàng đặt tay lên mái tóc ram ráp của cậu bé:
- Rồi sao nữa ?
Không ngẩng đầu lên cậu bé đáp:
- Rồi cháu chờ bố đi lấy xe chở cháu về. Nhưng trong khi cháu đứng chờ, 1 bọn trẻ thành phố đi qua và thấy cháu. Chúng đi quanh và nói đủ những điều không hay, rằng cháu thật là bẩn thỉu, nhà quê và ngu ngốc nên không thể có 1 cây bút đẹp như thế. Rồi đứa lớn nhất đẩy cháu ngã làm rơi cái bút. 1 đứa khác chộp lấy nó rồi chúng chạy mất, còn vừa chạy vừa cười – Nói đoạn, sự bực bội như trở lại, cậu bé gằn giọng – Cháu ghét bọn nó !!!
Người ông, với đôi mắt nhìn thấy nhiều việc trên đời, bế cậu bé lên giường để nhìn thẳng vào mắt cậu.
Ông bảo:
- Ông cũng sẽ kể cho cháu nghe 1 câu chuỵên. Có nhiều khi ông cũng cảm thấy vô cùng căm ghét những kẻ độc ác, những ai không biết hối hận, những người được hưởng quá nhiều … Nhưng sự căm ghét thường làm chúng ta mệt mỏi chứ không bao giờ ảnh hưởng đến những người chúng ta căm ghét. Nó cũng giống như tự mình uống thuốc độc rồi ngồi ước rằng người mình ghét sẽ đau bụng mà chết. Cảm giác nầy hầu như ai cũng có. Như thể hai con chó rất lớn bên trong mỗi người, 1 con trắng và 1 con đen.


Con chó trắng tốt bụng và không làm hại ai nếu không ai làm ảnh hưởng đến nó. Nó chỉ vùng dậy khi có lẽ phải và có quyền được làm, và làm theo đúng cách.
Nhưng con chó đen thì luôn cáu giận. Chuyện nhỏ đến mấy cũng làm nó nổi điên nổi khùng. Nó chống lại tất cả mọi người, mọi ngày, không vì lý do gì cả. Nó không biết suy nghĩ vì sự tức giận và căm ghét trong nó quá lớn. Nhưng nó chẳng làm được gì, việc tức giận không bao giờ làm thay đổi được mọi việc.
Đôi khi, thật khó mà sống với cả hai chú chó nầy trong đầu óc mình, vì cả hai đều muốn làm chủ lý trí của mình.
Cậu bé háo hức nhìn ông, hỏi:
- Rồi con nào thắng, hả ông?
Người ông mỉm cười:
- Con nào ông cho ăn thì thắng.

Khi tình yêu ra đi


Khi tình yêu quay lưng với bạn, bạn hãy cất tiếng cười dù gương mặt bạn có đang hằn lên nỗi đau.
Hãy khóc cho thỏa thích nếu bạn muốn, hãy ngủ thật nhiều và sau đó lãng quên. Để những ngày qua không còn gợn sóng, bạn hãy tự giúp mình ...
Chạy vòng vòng trên 1 con đường yêu kiều nào đấy với những hàng cây rợp bóng, những ngọn đèn đường sáng trong. Hay bạn có thể vặn rađiô lên và nghe bài hát bạn yêu thích, hoặc nằm dài trên giường nghe tiếng mưa rơi ngoài cửa sổ.
Bạn có thể đi tìm mua 1 món gì đấy đã được bán hạ nửa giá. Bạn sợ cô đơn thì hãy phá lệ 1 lần: "nấu cháo" điện thoại để trò chuyện với ai đó. 1 cuộc nói chuyện vui vẻ... Cười với chính mình khi có cuộc điện thoại vào giữa đêm kéo dài cả giờ đồng hồ.
Sắp đến sinh nhật của 1 người bạn, bạn hãy chọn 1 món quà ưng ý rồi gói cẩn thận - bạn sẽ nhận ra, chính bạn cũng sẽ rất thích nếu được ai đó tặng 1 quà được gói xinh xắn, đáng yêu.
Cuộc sống có những giá trị tự nhiên mà đôi lúc bạn lãng quên giữa nhịp sống bộn bề. Và khi đau khổ, người ta lại có thể được xoa dịu bởi những điều giản dị ấy...

Những quy luật cuộc sống


Dù bạn thích hoặc ghét vóc dáng cơ thể của bạn thì nó sẽ là của bạn suốt cả cuộc đời.
Bạn sẽ học những bài học. Bạn sẽ làm việc từ ngày nầy qua ngày khác. Mỗi ngày trong ngôi trường đời đều có những bài học đang chờ bạn. Có bài học bạn thích, nhưng có những bài học bạn sẽ cho là không thích đáng hoặc ngớ ngẩn. Chúng không có lỗi. Những bài học ấy là những bài học của tiến trình phát triển - 1 tiến trình của sự thử thách, sự thử nghiệm và... sai lầm. Những cuộc thí nghiệm "không thành công" sẽ luôn là 1 phần trong tiến trình ấy.
Học những bài học cuộc sống sẽ không bao giờ có điểm dừng. Vì càng sống, người ta càng khám phá ra nhiều điều mà mình chưa biết. Và mỗi bài học sẽ đến với bạn liên tiếp, trong nhiều cách thức khác nhau, muôn màu muôn vẻ...
Bạn không thể yêu hay ghét những gì thuộc về người khác trừ phi nó phản ảnh những gì bạn yêu hay ghét về chính bạn.
Bạn làm gì để cuộc đời đến với bạn? Bạn phải có tất cả những công cụ và trí thông minh mà bạn cần đến. Sự lựa chọn là của bạn. Tất cả những gì bạn cần là: nhìn, nghe và tin.

Giọng nói

Khi tôi còn rất nhỏ, gia đình tôi có được chiếc điện thoại đầu tiên từ người hàng xóm của chúng tôi. Tôi còn nhớ rõ ràng nó là 1 chiếc hộp màu đen, cũ kỹ nhưng vẫn còn bóng, được gắn lên tường. Ống nghe treo bên ngoài cái hộp. Tôi quá bé để với tới cái điện thoại, nhưng đã bao lần tôi như bị thôi miên khi nghe mẹ tôi dùng nó để nói chuyện.
Sau đó tôi khám phá ra 1 nhân vật rất thú vị – tên cô ấy là “Xin vui lòng cho biết”. Không có gì mà cô ấy không biết. “Xin vui lòng cho biết” có thể cung cấp số điện thoại của mọi người và thời gian chính xác.


Và 1 lần nọ, khi mẹ tôi đi thăm người hàng xóm, tôi đã có 1 kỷ niệm không thể quên…
Trong lúc đang ở tầng hầm, tôi bất ngờ đánh mạnh chiếc búa gỗ vào ngón tay mình. Tôi đau điếng, nhưng không thể khóc bởi chẳng còn ai ở nhà để dỗ dành tôi cả. Ngậm ngón tay đau, tôi cứ đi vòng quanh trong nhà và rồi dừng lại ở chân cầu thang. “Điện thoại”, tôi chợt nghĩ ra.
Tôi vội vàng chạy đến chiếc ghế để chân trong phòng khách và kéo nó lại chỗ cái điện thoại. Sau khi trèo lên chiếc ghế, tôi nhấc ống nghe lên và đặt nó vào tai. “Xin vui lòng cho biết”, tôi nói vào chiếc ống nói vừa quá đầu mình.
1 hay hai tiếng lách cách và giọng nói nhỏ nhẹ, rõ ràng vang lên trong tai tôi “Quý khách cần biết gì ạ?”.
“Em bị đau tay…”, tôi than vãn vào chiếc điện thoại. Những giọt nước mắt sẵn sàng chảy ra bởi bây giờ tôi đã có 1 người biết mình bị đau tay.
“Không có mẹ em ở nhà sao?”.
“Không có ai ngoài em cả”, tôi bắt đầu khóc bù lu bù loa.
“Em có bị chảy máu không?”.
“Không ạ, em đập cái búa gỗ vào ngón tay và nó bị đau”.
“Em có thể mở tủ lạnh?”. Cô ấy hỏi và tôi trả lời là có.
“Sau đó em lấy 1 miếng đá nhỏ và giữ nó với ngón tay đau của em”, cô ấy tiếp tục nói.
Thời gian sau, tôi tiếp tục gọi “Xin vui lòng cho biết”. Tôi đề nghị cô ấy giúp tôi học môn địa lý và cô ấy chỉ cho tôi biết Philadelphia ở đâu. Cô ấy bảo con sóc chuột mà tôi nhặt trước đó vài ngày ở công viên có thể ăn trái cây và quả hạch.
1 ngày kia, con chim hoàng yến Petey của tôi bị chết. Tôi gọi cho “Xin vui lòng cho biết” để kể cho cô ấy nghe câu chuỵên buồn ấy. Cô ấy nghe, rồi nói những điều mà những người lớn khác đã nói để xoa dịu 1 đứa trẻ.
Nhưng tôi không cảm thấy được an ủi. Tôi hỏi cô ấy “Tại sao con chim ấy hót quá hay và đem lại niềm vui cho mọi gia đình, mà giờ đây phải kết thúc chỉ còn là đống lông vũ nằm bẹp trong lồng?”. Dường như cô ấy cảm thấy hết nỗi buồn của tôi, cô ấy trả lời 1 cách trầm giọng “Paul, em phải luôn nhớ rằng có những thế giới khác để ca hát”. Tôi cảm thấy tốt hơn.
Lần nọ, tôi nói vào điện thoại “Xin vui lòng cho biết”.
1 giọng nói quen thuộc “Quý khách cần biết gì ạ?”.
“Làm sao chị có thể nói lần nào cũng như lần nào vậy?”.
Năm tôi lên 9 tuổi, chúng tôi chuyển đến 1 làng quê ở Boston. Tôi nhớ người bạn của tôi rất nhiều. “Xin vui lòng cho biết” đã thuộc về chiếc hộp gỗ cũ kỹ ở ngôi nhà cũ, và tôi cũng chưa từng nghĩ đến 1 chiếc điện thoại mới, cao và sáng bóng sẽ có mặt trên bức tường nhà mình.
Khi tôi đến tuổi thiếu niên, tôi vẫn chưa quên những kỷ niệm về những cuộc nói chuyện thời thơ ấu đó. Những lúc bối rối hay nghi ngại, tôi muốn có được những cảm giác an tâm và nhẹ nhàng mà tôi đã từng có. Tôi thầm cảm ơn sự kiên nhẫn, hiểu biết và lòng tốt chia sẻ thời gian mà cô ấy đã dành cho 1 cậu bé như tôi.
Vài năm sau, trong 1 chuyến đi về miền Tây, máy bay của tôi hạ cánh xuống Seatle. Trong 30 phút nghỉ giữa chuyến, tôi dành 15 phút gọi điện thoại cho chị tôi đang sống gần đó. Sau đó, không suy nghĩ, tôi thử quay số gọi tổng đài thị trấn của tôi ngày trước và nói “Xin vui lòng cho biết”.
Kỳ kạ thay, tôi nghe 1 giọng nói nhỏ nhẹ, rõ ràng mà tôi đã quen thuộc “Quý khách cần biết gì ạ?”. Tôi không đang bay, nhưng tôi nghe chính mình đang nói “Làm sao chị có thể nói lần nào cũng như lần nào vậy?”.
Sau 1 hồi im lặng, 1 giọng nói dịu êm vang lên “Tôi từng giúp ngón tay của cậu được chữa lành”. Tôi phá lên cười. “Thật sự là chị đấy ư! Tôi không biết chị có hiểu rằng chị có ý nghĩa như thế nào với tôi trong thời gian đó”.
“Tôi biết. Và không biết cậu có hiểu rằng những cú điện thoại của cậu có ý nghĩa như thế nào với tôi lúc ấy. Tôi chưa từng có 1 đứa trẻ nào khác, và tôi đã chờ đợi những cú điện thoại của cậu”.
Tôi kể cho cô ấy nghe tôi đã nghĩ về cô ấy thường xuyên như thế nào trong những năm qua và tôi hỏi có thể gọi lại cho cô ấy lần nữa khi tôi trở lại thăm chị tôi hay không.
“Vâng, cậu cứ gọi và hỏi cho gặp Sally”.
3 tháng sau tôi mới quay lại Seatle. 1 giọng nói khác trả lời “Quý khách cần biết gì ạ?”. Tôi hỏi Sally.
“Cậu là 1 người bạn của cô ấy?”, người trực tổng đài hỏi.
“Vâng, tôi là 1 người bạn đã quen cô ấy từ rất lâu”. Tôi trả lời.
“Tôi rất buồn phải nói cho cậu biết điều nầy. Sally làm việc bán thời gian ở đây được mấy năm bởi vì cô ấy bị bệnh. Cách đây vài tuần, cô ấy đã qua đời”.
Trước khi tôi cúp máy, cô ấy bỗng nói “Chờ 1 chút. Có phải cậu nói cậu tên là Paul?”.
“Vâng”
“Sally có để lại cho cậu 1 mẩu giấy. Cô ấy đã viết nó trong trường hợp cậu gọi đến. Để tôi đọc nó cho cậu nghe. Sally đã viết: Hãy bảo cho cậu ấy rằng tôi vẫn luôn nói có những thế giới khác để ca hát. Cậu ấy sẽ hiểu.”
Tôi cảm ơn cô ấy và cúp điện thoại. Tôi hiểu Sally muốn nói gì…

Đường Về Nhà

Tôi cứ lao tới cửa sổ mỗi khi nghe tiếng 1 cành cây gãy. Và giờ đây, trước ánh sáng của bình minh, sự tàn phá hiện ra rõ rệt. Không 1 cây nào ở khu vực chúng tôi, vùng Kingston, Ontario, còn nguyên vẹn. Cành cây gãy nằm ngổn ngang khắp nơi. Cơn bão tuyết lớn của tháng 1 năm 1998 đã tấn công chúng tôi.
Cả căn nhà chìm trong 1 sự yên lặng kỳ lạ: không 1 tiếng tí tách từ lò sưởi, không 1 tiếng vù vù từ tủ lạnh, không 1 tin nóng hổi nào từ tivi. Tất cả đồng hồ đã chết lặng lúc 10 giờ 49 phút sáng.
Alex và tôi lần mò xung quanh trong tầng hầm với 1 phần bộ đèn chóp, chúng tôi thật khó để tìm cái lò tạm. Chúng tôi cần cà phê – đó là cảm giác quen thuộc của chúng tôi khi 1 ngày mới bắt đầu. Tôi nghe tiếng gõ cửa nhẹ nhàng, rồi tiếng cửa mở. Doris Lee, người hàng xóm gần chúng tôi, đã bằng cách nào đó xuyên qua được “mê cung” tuyết, rừng và con đường dài đến chỗ chúng tôi. Trông cô ấy thật lo lắng. “Anh có thấy Harold và Prince không?”, Doris hỏi.
Phía sau nhà chúng tôi là cả 1 khu rừng, mỗi sáng chúng tôi đều nhìn Harold chồng của Doris với Prince, chú chó quý báu của anh ấy, kéo nhau dạo chơi thật xa. Prince chạy chậm trong yên lặng và luôn cùng Harold về nhà bình yên. Harold được chẩn đoán bị bệnh suy não nặng vào mùa hè trước. Doris kiên quyết cùng nhau duy trì cuộc sống của họ và thật khó để giữ mọi thứ có thể tồn tại như bình thường. Tuy nhiên, Doris đã không tính trước được cơn bão tuyết trên.
“Ở cầu thang tôi tìm pin cho chiếc radio thì nghe cửa đóng. Harold đã quen với thói quen của anh ấy, tôi không thể nói anh ở lại vì Prince đang ở ngoài”.
Alex vội lấy áo khoác mặc vào và hỏi “Họ đã đi bao lâu rồi?”. Doris lưỡng lự: “Khoảng ba mươi phút. Tôi không muốn anh lo lắng vì Prince thường tìm đúng đường về nhà lắm”.
Alex nhìn tôi. Tôi quay sang Doris và nói, “Chị về đi.Tôi đi tìm cái lò tạm để sưởi ấm. Tôi sẽ mang nó đến chỗ chị, và chúng ta cùng pha cà phê trong khi Alex tìm Harold. Khi về đến nhà họ sẽ uống được nước ấm".
Doris quay về nhà còn Alex chạy băng qua sân về phía khu rừng. Cuối cùng tôi cũng tìm được cái lò và đi qua vùng băng giá, tôi đến nhà Doris an toàn.
Doris và tôi trong nhà bếp của cô ấy. Tôi pha cà phê, nhưng Doris thì không chú ý đến. Cô ta đứng ngắm sao ngoài trời phía trước sân, cũng chẳng hề cầm tách cà phê. Tôi ngồi bên bàn cô ấy, đọc những dòng nghi chép 1 cách kỹ lưỡng về mọi nơi xung quanh nhà bếp - cạnh cái lò, công tắc đèn, ấm nấu nước bằng điện - nhắc nhở Harold đóng tắt, hoặc không cắm điện mọi thứ. Nhiều lời ghi chép ngắn gọn trên cửa tủ lạnh, biểu đồ thói quen hàng ngày của Harold: dẫn chó đi dạo, ăn sáng, tắm rửa. Doris làm mọi thứ có thể để làm cuộc sống Harold thoải mái hơn. Rồi Doris đi về phía bàn và nhỏ nhẹ: "Tôi biết Prince luôn mang anh ấy về nhà".


Tôi muốn nói những lời dỗ dành Doris nhưng tôi cảm thấy không đủ khả năng. Tôi vừa bắt đầu hiểu ra phần chính gánh nặng hàng ngày của Doris. Để thay thế mọi suy nghĩ, chúng tôi luôn ngồi yên lặng. Thời gian vô tận dường như đã qua trước khi tôi nhìn thấy Alex về đến sân. Anh ấy mang con chó yêu dấu của Harold trên cánh tay. Harold đi sau anh, nước mắt như suối trên khuôn mặt.
"Prince bị thương bởi cành cây rơi", Alex giải thích. "Cần 1 vài khăn tắm hoặc chăn. Nó còn sống nhưng đang bị sốc nặng. Nó bị chảy máu vì nhánh cây rơi trúng mắt".
Chúng tôi trùm quanh Prince đầy chăn, và Doris dỗ ngọt Harold trong khi Alex kể chuyện của anh ấy. Đầu tiên anh gọi tên Prince vì anh nghĩ đó là cách dễ nhất để tìm gặp. Anh quay trở lại ngay khi nghe giọng của Harold. Alex nói, "Harold ngồi trên mặt đất dỗ dành Prince. Anh cởi áo khoác và đặt lên mình nó".
Chúng tôi ngồi quanh bàn nhà bếp, bốn người yên lặng, không thể kéo những tư duy của chúng tôi ra khỏi con chó nằm trong góc. Prince thật là 1 người bạn trung thành. Nó đã quan tâm lo lắng cho Harold. Vắng nó, Harold sẽ mất đi sự độc lập của anh. Chúng tôi lo lắng quan sát chồng chăn bao trùm con chó bị thương, lo sợ điều xấu nhất xảy ra. Bất ngờ có 1 sự chuyển động nhỏ.
Alex đặt bàn tay lên vai của Harold. "Nhìn kìa, Harold, Prince đã tỉnh dậy".
Mõm con chó đột ngột từ đống chăn giơ lên. Chúng tôi xem Prince lắc lư ở ngoài và chạy đến quanh bàn. Harold đặt bàn tay run rẩy lên đầu con chó. Prince nhìn chăm chú vào anh mới đôi mắt màu nâu mềm và cái đuôi lắc lư nhiệt thành. Doris thì thầm 1 cách riêng tư "cảm ơn".
Tôi nhìn Alex, cơn bão tuyết và không quên hoạt động đã qua. Cho đến bây giờ chúng tôi không đánh giá Doris và Harold đang cô lập như thế nào, và nỗ lực chống lại bệnh tật của họ vẫn diễn ra ngày từng ngày. Trong chốc lát chúng tôi quyết định sẽ thay đổi tất điều đó. Bắt đầu sau đó, Prince và Doris nhận được hai người trợ lý mới.

Món quà giáng sinh

Chú bé đã bước vào đời tôi cách đây hai mươi năm, lưng tựa vào chốt cửa phòng 202- nơi tôi dạy cho trẻ lớp 5. Cháu đi đôi giầy vải lớn gấp đôi chân cháu và mặc cái quần rách bươm ở phần đầu gối. Daniel- tên tôi gọi cháu, dù đó không phải là tên thật của cháu- đã đến trường trong bề ngoài không mấy tề chỉnh ấy. (Ngôi trường thì ở trong 1 làng bên hồ, hồ được biết đến bởi sự cổ kính từ tiền tài đến những căn nhà kiểu thuộc địa với những hộp thư bằng thau). Cháu bảo tôi là ngôi trường mới của cháu ở quận bên. Cháu nói như chuyện thường ngày là:Gia đình cháu đến đấy hái trái thuê theo vụ.
Tôi nghĩ là cậu bé quần áo xộc xệch nhưng lại có vẻ thân thiện, môi luôn mỉm cười, xuất thân từ 1 gia đình sống kiểu lưu lạc đường phố làm thuê theo vụ ấy đã không hề biết là mình mới nhập vào 1 lớp toàn những trẻ cùng lứa 10 tuổi như mình, nhưng lại chẳng hề biết đến mặc quần rách bao giờ cả và nếu như chú có nhận ra mình đang bị dè bỉu thì chú cũng không hề lộ ra là mình biết. Hai mươi lăm cặp mắt chăm chăm ngó Daniel vẻ nghi ngờ cho đến giờ chơi banh vào buổi học ban chiều, khi chú bé thắng trái đầu tiên thì ban "chức sắc" của lớp 202 mới có chút nể vì.
Người chơi kế tiếp là Charles. Charles là đứa bé mập nhất lớp và cũng ít hoạt động thể thao nhất. Sau khi Charles đánh hụt trái banh tới lần thứ hai, trước sự rền rĩ than vãn và những đôi mắt trợn ngược lên vì thất vọng của các bạn cùng đội, Daniel đã chạy lên đứng cạnh Charles và nhẹ nhàng bảo bạn:
- Kệ tụi nó, nhóc! Bồ đánh được mà.
Charles được động viên nên tươi hẳn nét mặt, mỉm cười và đánh banh thành công. Và cũng chính lúc đó qua sự bất cần đẳng cấp xã hội trong môi trường thù nghịch mà mình vừa bước vào, Daniel đã dịu dàng bắt đầu thay đổi mọi việc và cả chúng tôi nữa. Đến cuối mùa thu thì tất cả chúng tôi đều quây quanh trung tâm là Daniel. Em dạy cho chúng tôi đủ loại bài học như làm thế nào nhận ra trái chín trước khi ăn nó? Làm thế nào đối xử đúng với mọi người?- Ngay cả với Charles- và nhất là đối với Charles. Em chẳng bao giờ gọi chúng tôi bằng tên mà luôn là "cô" dành cho tôi và "nhóc" dành cho các bạn cùng lớp.


Vào trước ngày nghỉ lễ Giáng sinh, các bạn học sinh luôn mang quà đến tặng tôi, vậy là ở lớp lại diễn ra việc mở các hộp quà thông thường từ các cửa hàng: nước hoa hay là khăn choàng đắt tiền, đi kèm với lời cám ơn của tôi.
Chiều hôm đó, Daniel đến bên bàn tôi và cúi đầu ghé vào tai tôi bảo nhỏ vẻ mặt em vẫn bình thường không lộ chút xúc động nào:
- Những hộp để xếp trái cây hái trong vụ mùa đã được đưa đến tối qua. Gia đình em đã xong việc ở đây. Ngày mai nhà em lại lên đường đi nơi khác.
Nghe hiểu ra, mắt tôi nhòa lệ. Cháu thì khỏa lấp nỗi im lặng ngượng ngập bằng cách kể chuyện mình sẽ di chuyển ra sao. Rồi thì, trong lúc tôi cố lấy vẻ bình thản trở lại, cháu rút từ trong túi ra 1 viên đá màu xám. Vẻ thản nhiên và phong cách thật sang, Daniel lịch sự nhẹ nhàng đặt viên đá lên bàn tôi Tôi cảm nhận đây là 1 món quà đặc biệt nhưng vì quen với các món quà thông lệ như nước hoa, khăn choàng nên tôi nín lặng không nói ra lời, khốn khổ vì không kịp chuẩn bị. Cháu nhìn vào mắt tôi mà bảo:
- Em tặng cô đó. Em đã mài nó rất kỹ.
Tôi không bao giờ quên cái khoảnh khắc đó. Kể từ đó bao năm tháng đã trôi qua. Mỗi Giáng Sinh con gái tôi lại bảo tôi kể lại chuyện ấy. Và chuyện luôn được bắt đầu sau khi bé cầm lấy viên đá nhỏ được mài để trên bàn tôi rồi ngồi vào lòng tôi. Lời nói đầu bao giờ cũng là: "Lần cuối cùng mà mẹ thấy Daniel là lúc anh ấy tặng mẹ viên đá nầy và kể cho mẹ nghe là những thùng xếp trái cây đã được giao. Chuyện nầy xảy ra trước khi con được sinh. Và tôi kết thúc câu chuyện bằng:"Bây giờ thì anh ấy đã lớn rồi". Rồi hai mẹ con tôi tự hỏi không biết giờ nầy Daniel đã ra sao rồi. Con gái tôi bảo:
- Con cá là anh ấy đã nên người.
Rồi cháu kết luận:
- Hết chuyện!
Tôi hiểu rằng cái mà con gái tôi muốn nghe đó là 1 câu chuyện về tình thương yêu và chăm sóc mà 1 cô giáo đã học được từ 1 em học sinh chỉ là 1 chú bé không có gì- nhưng thật ra là có tất cả để trao tặng. 1 chú bé sống ngoài khuôn khổ của đời sống nghèo khó của những gia đình làm thuê mướn theo vụ mùa. Tôi đưa tay sờ viên đá, nhớ đến chú bé và nhẹ nhàng chào em: "Chào nhóc! Cô đây! Cô mong là em không còn kiếm sống bằng việc làm thuê hái trái bỏ hộp nữa. Và chúc Giáng sinh vui vẻ cho dù em đang ở đâu đi nữa".

Giá trị của thời gian

Một kỹ sư đã tính được rằng với 1 thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được 1 trong các việc sau đây:
Nếu làm đinh sẽ bán được10 USD. Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD. Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD.
Mỗi ngày đều cho chúng ta 24h bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tuỳ thuộc chúng ta. Thời gian là 1 trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khoẻ nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.
Không có cụm từ nào tai hại cho bằng 3 chữ "Giết thời gian". Nhiều người tìm những thú vui tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Thật ra chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết chúng.

1 chút trong cuộc đời


+ 1 chút những viên đá nhỏ có thể tạo thành 1 ngọn núi lớn. 1 chút những bước chân có thể đạt đến ngàn dặm.
+ 1 chút hành động của tình yêu thương và lòng khoan dung cho thế giới những nụ cười tươi tắn nhất.
+ 1 chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát.
+ 1 chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt.
+ 1 chút ánh sáng từ những ngọn nến có thể làm cho đêm không còn tối nữa.
+ 1 chút ký ức, kỷ niệm có thể hữu ích cho nhiều năm sau.
+ 1 chút những giấc mơ có thể dẫn đường cho những công việc vĩ đại.
+ 1 chút khát vọng chiến thắng có thể mang đến thành công.
Đó là những cái "1 chút" nhỏ bé có thể mang đến niềm vui hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống của chúng ta.
Và bây giờ chúng mình sẽ cùng gặp những ai đã trao tặng cho chúng mình những cái "1 chút" trong cuộc đời để nói với họ rằng: "Cảm ơn bạn vì tất cả những 1 chút mà bạn đã giúp đỡ cho tôi".

Đồng tiền vàng

Buổi trưa. Trời oi bức, nắng như đổ lửa. Nằm dưới cây sấu già, nó thiu thiu ngủ, đầu gối lên cái bọc dúm dó, cũ kỹ, bên cạnh là cái bát sắt hoen gỉ nằm chỏng chơ.
Từ sáng tới giờ chưa có chút gì bỏ bụng, đi xin mãi nó chỉ được 1 tờ năm trăm đồng mất góc. Đói rũ người. Nó hi vọng giấc ngủ sẽ xua tan cái đói đang cồn cào trong nó, nhưng không được...
Chợt nó giật thót mình khi có bàn chân ai đó giẫm lên người. Đang đói, mệt, nó la toáng lên:
- Mù à? Người ta nằm thế mà giẫm cả lên người!
Đáp lại nó là giọng khản đặc, run run của 1 bà lão :
- Bà mù...ừ...mù thật cháu ạ...thôi bà đã trót...cho bà xin.
Nó lặng người, từ hai hốc mắt nó có cái gì đó ươn ướt, mặn chát rỉ ra...
- Cháu xin lỗi. Cháu không biết là bà... như thế...
Bà lão ngúc ngoắc đầu như thể chấp nhận. Rồi chiếc nón lá rách lướp tướp, cũ mèm tiếp tục huơ đi huơ lại. Theo cây gậy tre dò đường, bà dò dẫm bước đi...
- Lạy các ông, các bà...Xin các ông các bà thương xót,nhón tay làm phúc...
Nó vội lần trong bọc, rút ra tờ năm trăm mất góc, gọi với theo:
- Bà ơi!
Bà lão quay đầu lại.
- Cháu xin biếu bà!
Khuôn mặt nhăn nhúm của bà lộ vẻ mừng rỡ. Bà chậm chạo đi về phía nó, chìa nón cạnh cây sấu già chờ đợi...
1 cơn gió thoảng qua, hanh hao thả từ trên cây sấu vài chiếc lá khô vào nón.
Ngỡ nó bỏ tiền vào, bà đưa tay quờ đi quờ lại trong nón nhưng bàn tay run rẩy nhăn nheo chỉ chạm phải chiếc lá khô giòn. Bà lầm bầm:
- Trời ơi, sao nó lại nỡ lừa cả người mù hả trời!
Bà lão rủa thầm rồi từ từ quay người lại đi tiếp.
Nó ngồi dưới gốc cây, chìa tờ giấy bạc ra vẻ thành khẩn. Chờ mãi mà chẳng thấy bà lão nhận tiền, nó đứng dậy thảng thốt gọi :
- Bà ơi! Cháu biếu bà thật đấy mà...
Chỉ có tiếng lá xào xạc đáp lại.


Nó đứng đó 1 lúc lâu, suy nghĩ nhưng không hiểu vì sao bà lão không nhận tiền của nó. Nó cúi xuống, cắp cái bọc vào nách, cầm cái bát, với cây gậy lò dò tìm đường thập thững bước đi.
Bóng của nó - 1 đứa bé mù in trên mặt đường tròn như 1 đồng tiền vàng.

Niềm vui bé bỏng!

Tôi học thêm ở 1 trung tâm nọ đã hơn hai năm rồi.Mỗi khi chiều về,tôi thường thấy 1 ông lão già nua ngồi bán những con châu chấu bằng lá dừa trước cổng.Dù mưa hay nắng,tôi vẫn thấy ông lão đội chiếc nón sụp xuống che nửa mặt,tay cầm cây treo đàn châu chấu.Rất nhiều người ngoái lại nhìn ông bằng ánh mắt lạ lùng khó hiểu.Có hôm,ông tặng châu chấu cho cô bé bán hàng rong,bữa khác ông lại đưa tận tay 1 cậu bé bán vé số 1 con châu chấu trước khi về,ánh mắt sáng lấp lánh niềm vui....Tôi rất tò mò,thắc mắc về chuyện bán châu chấu của ông.1 hôm,tôi cố tình đi học sớm và lân la đến trò chuyện với ông:"Ông ơi!ngồi cả buổi,cháu thấy ông bán chẳng được bao nhiêu.Cực thân lắm đấy!"
Ông lão cười rung rinh chòm râu trắng trước câu nói của tôi:"Điều đó không quan trọng đâu,cháu àh!Lúc bé ông đã từng sướng mê ly khi được ba làm cho con châu chấu bằng lá dừa xanh.Và bây giờ,ông như sống lại với kỉ niệm xưa,ngập tràn hạnh phúc khi thấy các cháu mân mê,thích thú trước những vật nhỏ do mình tạo ra...."


Hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều bé nhỏ mà ta nhận thấy khi mang niềm vui đến cho ngưới khác.Thế mà bây giờ tôi mới hiểu điều đó.Ngốc thật!

Người đổ rác xóm tôi

Ông chừng ngoài năm mươi, hơi gầy gò, dáng đi vội vã, chiếc nón lá sùm sụp che bớt 1 phần gương mặt sạm nắng, khắc khổ của người lắm gian nan, nhưng không lần nào gặp ông mà tôi không nhận được nụ cười cởi mở cùng câu chào hỏi mau mắn.


Thoạt đầu tôi chỉ hơi ngạc nhiên vì vẻ lịch sự hiếm thấy ở 1 người làm công việc vệ sinh như ông, nhưng dần dần tôi thích thú nhận ra những phẩm chất đáng quý khác của người đổ rác xóm tôi.
Chuyến xe rác đi qua xóm tôi là chuyến đầu tiên trong ngày của ông. Mới tờ mờ sáng, còn mơ màng trên giường, tôi đã nghe tiếng gọi “Rác đi!”.
Những ngày đầu, chưa nắm được quy trình vận chuyển của ông, tôi còn mắt nhắm mắt mở ấm ức xách bao rác chạy theo xe ông đã đi quá 1 đoạn. Nhưng ông ân cần trấn an tôi: “Lần sau cô cứ để rác ở cửa, chút nữa tôi còn quay lại mà”.
Hóa ra, thông cảm cho những kẻ ngủ dậy muộn, sau khi đẩy xe 1 vòng qua những con hẻm lân cận, ông lại đi ngang xóm tôi lần nữa để lấy nốt những bao rác đặt trễ ngoài cổng 1 đôi nhà.
Quen thấy kiểu làm việc “quan liêu” của người đổ rác xóm cũ, tôi ngạc nhiên khi thấy ông nặng nhọc xách những bao rác to của ngôi nhà đang xây dựng cố vứt lên xe mà không hề gợi ý 1 khoản tiền bồi dưỡng nào. Có khi thấy ông vui vẻ đứng chờ 1 chị chủ nhà lề mề đang cố hốt nốt những cọng lá khô trong sân, hỏi han đôi ba câu với cụ ông mới đi tập dưỡng sinh về. Tôi chưa từng thấy ông gây gổ với ai, cả với những người “cá biệt” cố tình tránh né những đồng tiền ít ỏi mà lẽ ra ông phải nhận được hằng tháng.
1 lần, bị hiểu nhầm, cha con ông bị bác hàng xóm cạnh nhà tôi quát tháo ầm ĩ. Ngỡ đâu cãi cọ sắp xảy ra. Nhưng không, tôi bất ngờ nhận ra đức nhẫn và cách cư xử khoan hòa ở ông. Nể gia chủ lớn tuổi và đang cơn nóng giận, ông điềm đạm đứng nghe hết câu rồi mới ôn tồn giải thích. Chưa hết nóng, bác hàng xóm vẫn quát lên: “Từ mai, không đổ rác nữa!”.
Thế nhưng, những buổi mai sau đó, tôi vẫn thấy ông nhanh nhẹn và vui vẻ như mọi khi, thu gom các bao rác, kể cả bao rác của bác hàng xóm già nóng tính nhưng lại mau quên.
Không phân biệt rác nặng hay nhẹ, ông cũng chẳng hề phân biệt những thứ “quà” người khác tặng ông. Tôi cảm thấy vui vui mỗi lần nhận được ở ông tiếng cám ơn nhã nhặn dù chỉ là dăm vỏ chai nhựa mà tôi đã cẩn thận dồn vào 1 bao riêng, chiếc bánh chưng nóng ngày ba mươi Tết, hay chiếc quạt máy tuy đã cũ nhưng vẫn còn dùng được... Lần nào thái độ khiêm cung của ông cũng khiến tôi có cảm giác như niềm vui của ông là ngang nhau.
Tôi chẳng biết gì về cuộc đời ông, không biết liệu ông có tốt nghiệp qua trường lớp nào, được bao nhiêu bằng cấp, nhưng gặp ông hằng ngày, nhìn cách làm việc và cư xử của ông, tôi biết mình đang tiếp xúc với 1 nhân cách đáng trân trọng. Tôi đã học được từ ông thật nhiều điều quý giá.

Đêm giao thừa

Tôi có bao nhiêu tuổi thì tôi cũng có bấy nhiêu đêm giao thừa. Có Tết tây và Tết ta. Tờ lịch cuối cùng bóc ra và tự dưng thấy trơ trọi 1 nỗi buồn vu vơ. Nỗi buồn đó thuộc về lịch tây. Chờ thêm mấy mươi ngày nữa thì lại thêm 1 nỗi buồn ta. Nỗi buồn của 1 người thấy mùa xuân thuộc về kẻ khác. Nỗi buồn của kẻ không dám thốt lên hai tiếng tương lai..
Có những đêm nằm không ngủ được. Nghĩ đến tương lai thuộc về người khác mà lòng cứ rầu rầu. Vì sao phải vậy. Quy luật tự nhiên là cái quái gì vậy mà làm não nề những cõi lòng ham sống, thèm yêu cuộc đời. Yêu đời và cứ muốn tồn tại mãi đâu phải là 1 cái tội. Nếu là tội lỗi thì xưng tội, sám hối với ai.


Cuộc đời sắm ra cái sự yêu thương nhức nhối nầy làm tình làm tội biết bao nhiêu thân phận con người. Yêu cuộc đời và muốn ở lại mãi mãi. Vì sao không cho ở lại. Trái đất quá chật và vì vậy phải có kẻ ở người đi. Buồn lắm mà không thể than phiền với ai cả.
Ðêm giao thừa dù tây dù ta tôi vẫn luôn luôn 1 mình 1 cõi. Số phận vẫn thường hay hậu hĩ với kẻ nầy mà lại bạc đãi kẻ kia. Có rất nhiều bạn bè thân hữu chứng nhân cứ thấy mỗi lần vào dịp lễ là tôi lại 1 mình 1 cõi. Ðành vậy biết làm sao - Người ta có thể vui chơi, đàn đúm, quây quần 1 đời nhưng vẫn cứ lạc loài lẻ loi 1 chốc. 1 chốc mà là tất cả. Cái sát na nhỏ bé của thời gian đôi khi cũng quy định cả đời người. 1 người mẹ bỏ đi. 1 người tình bỏ đi cũng nằm trong cái sát na đó.
Ðừng than thân trách phận. Ðời không có lỗi với ai, chỉ có ta có lỗi với đời. Ðêm giao thừa không có người yêu thì buồn lắm nhưng cũng không vì thế mà chết được. Những lễ lạc đi qua đời người mà thiếu vắng hồng nhan thì vẫn có thể vui nhưng là 1 niềm vui không trọn. Như 1 khúc hát dở dang. Symphonie inacheveé. 1 mùa thu không có lá vàng. 1 mùa hè không có nắng. 1 đêm đông không giá rét.
Ðêm giao thừa ngồi 1 mình và hát :
“Ðừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông...”
Ðừng tuyệt vọng vì cuộc đời hồn nhiên đôn hậu vẫn luôn luôn cho ta những ngày vui khác. Những ngày vui của đời thì thênh thang vô tận. Hết cuộc tuyệt vọng nầy đến 1 cuộc tuyệt vọng khác biết đâu cũng là 1 niềm vui. 1 niềm vui dù không có thật thì cũng đủ an ủi trong phút chốc.
Cuộc sống là 1 niềm an ủi vô bờ. Cuộc sống chỉ cho ta mà không cần lấy bớt đi. Cuộc sống cho ta tất cả và mỉm cười khi thấy ta dại dột. Con người sinh ra vốn bất toàn và để làm những điều lầm lỗi. Nó đẹp vì bất toàn. Nó đáng yêu vì nó luôn luôn lầm lỗi. Vậy thì cứ yêu mà đừng tuyệt vọng. Hết cuộc tình nầy sẽ có 1 cuộc tình khác. Không có ai lang chạ. Không có ai phản bội ai. Có thứ tình nầy có thứ tình nọ. Có tội lỗi và có thiên thần. Ðừng khen chê, bôi bác, thẩm định. Ðược yêu hay bị từ chối cũng là số phận của đời. Mà đời thì rộng quá không yêu được chốn nầy thì yêu nơi khác. Còn yêu thì còn sống. Còn được yêu thì còn sống dài lâu.
Không bao giờ có điều gì tuyệt đối. Và như thế phải có 1 đêm giao thừa nào đó phải có người yêu. Có những đêm không phải giao thừa mà vẫn có người yêu. Những đêm như thế ta cứ xem như là đêm giao thừa vậy.

Ngụ ngôn của cây bút chì

Một người thợ làm bút chì để nó qua 1 bên trước khi đặt vào hộp. "Có 5 điều ngươi cần nhớ trước khi ta đem ngươi ra thế giới bên ngoài". Ông ta nói với cây bút chì. "Hãy luôn ghi nhớ và không bao giờ quên để được trở thành 1 cây bút chì tốt nhất mà ngươi có thể"


1. Ngươi có thể làm được nhiều công việc vĩ đại chỉ khi cho phép mình được 1 người nào đó cầm trong tay
2. Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần nầy đến lần khác, nhưng đó là điều cần thiết để trở nên 1 cây bút chì tốt hơn
3. Ngươi có thể sửa chữa được bất kỳ lỗi sai nào nếu đã lỡ phạm phải
4. Phần quan trọng nhất của Ngươi sẽ luôn là những gì bên trong Ngươi
5. Trên mỗi bề mặt mà Ngươi được dùng đến Ngươi phải để lại dấu ấn. Trong bất kỳ điều kiện làm việc gì, Ngươi cũng phải tiếp tục viết
Cây bút chì hiểu và hứa sẽ ghi nhớ, và nó đi vào trong hộp với mục đích nằm trong tim mình
Bây giờ bạn hãy thay thế vào chỗ của cây bút chì. Hãy luôn ghi nhớ và không bao giờ quên để trở thành 1 người tốt nhất mà bạn có thể.

Góc thiếu của mỗi người

“Ô, ta đi tìm 1 góc bị thất lạc,
Đi qua cả chân trời góc bể,
Hành trình vạn lý không sợ xa xôi,
Ta đi tìm 1 góc bị thất lạc...”
Câu chuyện ngụ ngôn về “thiếu” và “đủ”
Hắn thiếu 1 góc, và hắn rất buồn về điều đó. Hắn bắt đầu đi tìm góc còn thiếu của mình. Hắn đi về phía trước, hát mấy câu hát thế nầy:
"Ô, ta đi tìm 1 góc bị thất lạc,
Ta đi tìm 1 góc bị thất lạc,
A ha, lên đường nào, đi tìm góc bị thất lạc".
Có lúc, hắn phải chịu cái nắng thiêu đốt của mặt trời,
Tiếp đó lại là trận mưa lạnh,
Có lúc bị tuyết làm cho lạnh cóng. Nhưng sau đó mặt trời lại hiện ra sưởi ấm hắn.
Có lẽ vì hắn thiếu 1 góc không thể lăn nhanh được. Nên đôi lúc dừng lại nói chuyện với bác giun,
Hoặc hít hà hương thơm của hoa,
Cũng có lúc hắn lăn nhanh, vượt qua cả bọ cánh cứng,
Cũng có lúc để bọ cánh cứng vượt qua.
Khi vui, chính là những lúc thế nầy đây...
Hắn tiếp tục đi, vượt qua cả biển lớn.
“Ô, ta đi tìm 1 góc bị thất lạc,
Đi qua cả chân trời góc bể,
Hành trình vạn lý không sợ xa xôi,
Ta đi tìm 1 góc bị thất lạc”.
Vượt qua cả ao sâu, rừng rậm.
Trèo đèo,
Trượt dốc,
Cho đến 1 ngày, xem nầy!
“Ta đã tìm thấy 1 góc bị thất lạc rồi.”
Hắn reo lên!
“Ta đã tìm thấy góc bị thất lạc,
Hành trình vạn lý không sợ xa xôi
Ta tìm thấy rồi...”
“Chờ chút đã” Cái góc nhỏ nói
“Đừng có hát cái gì đường xá xa xôi...”
“Tôi không phải là cái góc bị thất lạc của anh,
Tôi không phải là cái góc của ai cả.
Tôi là góc của riêng tôi .
Cho dù là góc bị thất lạc của ai đó đi chăng nữa,
Tin chắc tôi không phải là của anh.”
“Ồ”, Hắn buồn buồn nói
“Xin lỗi đã làm phiền”
Hắn lại tiếp tục lên đường
Hắn tìm thấy 1 góc khác,
Nhưng lại nhỏ quá!
Còn cái góc nầy thì lại lớn quá!
Cái góc nầy lại quá nhọn!
Cái góc nầy lại quá vuông vắn!
Có 1 lần, hắn tìm thấy 1 góc thiếu vừa xinh... Nhưng hắn giữ không chặt.
Cái góc khuyết bị rơi mất.
Lần khác, hắn tóm chặt quá,
Khiến nó vỡ vụn.
Hắn lại tiếp tục lên đường,
Và gặp phải không ít hiểm nguy.
Rơi xuống vực,
Đụng đầu vào tường đá,
Sau đó, 1 ngày kia, hắn lại gặp được 1 cái góc khác, có vẻ rất hợp.
“Halo” hắn chào.
“Halo” cái góc kia chào.
“Cậu là 1 góc bị thất lạc của ai phải không?”
“Không”
“Thế thì cậu chỉ là góc của cậu thôi à?”
“Tôi có thể là 1 góc bị thất lạc của ai đó, và cũng là 1 góc của riêng tôi.”
“Cậu không muốn làm 1 góc của tôi có đúng không?”
“Không hẳn là như thế.”
“Có lẽ chúng ta không thật hợp nhau lắm...”
“Đừng nói vậy...”
“Thế nào?”
“Cảm giác rất tuyệt!”
Rất hợp!
Hợp quá đi mất!
Phù, rốt cục thì cũng tìm thấy! Tìm thấy rồi!
Hắn lăn về phía trước, vì không khuyết góc nào nên hắn càng lăn càng nhanh. Từ trước tới giờ, chưa bao giờ lăn nhanh như thế.
Cũng không thể thưởng thức hương thơm của hoa,
Bươm bướm cũng không ghé chân đậu lên mình hắn,
Mà hắn cũng không thể hát bài hát vui vẻ của hắn nữa.
Hắn chỉ có thể hát rằng:
“Ta đã tìm được 1 góc thất lạc của ta...”
Hắn lại tiếp tục hát:
“Ô, khao khao khơ khớ y khao,
Khao khao khơ khớ y khao,
Khản khẩy khủ khẩn khu kha khẻo khảo khảo...”
Ôi trời,
Hắn chẳng thiếu thốn gì,
Mà sao không hát được nữa thế nầy.
“Mình hiểu rồi.” Hắn nghĩ. “Có nguyên do cả đây”
Và hắn dừng lại.
Nhẹ nhàng thả góc thiếu kia ra.
Rồi ung dung đi tiếp,
Hắn vừa đi, vừa khe khẽ hát:
“Ô, ta đi tìm 1 góc bị thất lạc,
Ta đi tìm 1 góc bị thất lạc,
A ha, lên đường thôi,
Ta đi tìm 1 góc bị thất lạc.”
A ha, lên đường thôi,
Ta đi tìm 1 góc bị thất lạc...
Vấn đề chín chắn...
Theo quan sát của tôi trong nhiều năm qua, tôi phát hiện ra rằng, chưa có ai có cuộc đời hoàn mỹ không khiếm khuyết cả, mỗi người đều có thiếu sót.
Có người cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc, thu nhập cao, nhưng lại mắc bệnh vô sinh; Có người tài sắc vẹn toàn, giỏi giang, nhưng đường tình lại trắc trở; Có người gia đình giàu có, nhưng con cháu không hiếu thuận; Có người có vẻ rất tốt số, nhưng cả cuộc đời đầu óc chỉ rỗng tuếch.
Trong cuộc sống của mỗi người, đều bị thượng đế vạch 1 khuyết. Anh không muốn có nó, nó vẫn bám theo anh như hình với bóng.


Trước kia tôi cũng đã từng hận những thiếu sót trong cuộc đời tôi. Nhưng bây giờ, tôi đã mở rộng lòng để đón nhận nó. Bởi vì tôi hiểu rằng, khiếm khuyết trong cuộc đời, giống như cái gai trên lưng ta, luôn luôn nhắc nhở ta khiêm tốn và phải biết thương người hơn.
Nếu không có những buồn khổ, chúng ta sẽ kiêu ngạo, không có những thay đổi, chúng ta sẽ chẳng thể an ủi người bất hạnh ta bằng trái tim đồng cảm.
Tôi cũng tin rằng, cuộc sống không nên hoàn thiện quá, có khiếm khuyết, để may mắn đến với người khác cũng là 1 điều hay.
Anh không cần phải có mọi thứ, nếu anh có đủ, người khác sẽ thế nào?
Và nhận ra rằng mỗi cuộc đời đều có khiếm khuyết, tôi sẽ không so đo với người khác, ngược lại, tôi càng quý những gì mình đã có hơn.
Vậy nên, đừng ngưỡng mộ những gì người khác có, hãy kiểm lại những gì thượng đế dành cho anh, anh sẽ nhận ra rằng, những cái anh có, nhiều hơn những gì anh không có.
Phần khiếm khuyết, tuy chẳng đẹp, nhưng cũng là 1 phần của cuộc đời anh, chấp nhận nó và đối xử tốt với nó, cuộc sống của anh sẽ vui hơn và cởi mở hơn.
Nếu anh là 1 con trai, anh chấp nhận đau đớn cả đời để kết tinh 1 hòn ngọc trai... Hay anh không muốn có ngọc để có 1 cuộc sống yên lành?!
Nếu anh là 1 con chuột, bỗng phát hiện ra mình đang bị nhốt trong cái bẫy bắt chuột, trước mặt là miếng bánh gatô thơm phức, anh sẽ ăn miếng bánh hay là bỏ đó?!
Trước kia, dụng cụ để dành tiền đều làm bằng sứ, khi đã đầy tiền, phải đập vỡ mới lấy được tiền ra... Nếu có 1 ống dành tiền như vậy, nếu không có đồng nào thả vào, nếu cứ lành lặn đến tận ngày nay... Nó sẽ là 1 món đồ cổ quý giá. Anh muốn làm ống đựng tiền như thế không?!
Hãy ghi lại từng câu trả lời của anh mỗi khi anh nghĩ đến... Cho đến 1 ngày nào đó, câu trả lời của anh không thay đổi... Khi đó, anh đã đủ chín chắn!
Tìm 1 người hiểu bạn... Và hãy mong bạn là người hiểu anh ấy...
Người thông minh thích đoán tâm sự của người khác. Tuy lần nào cũng đoán đúng nhưng lại đánh mất cái tâm của mình.
Người ngốc nghếch thích cởi mở trái tim mình. Tuy lần nào cũng bị người ta cười nhạo nhưng lại có được tấm lòng của mọi người.
Cá nói: Anh không nhìn thấy nước mắt của tôi, vì tôi sống trong nước. Nước nói: Tôi có thể cảm nhận được nước mắt của chị; vì chị ở trong trái tim tôi!
Hãy tin rằng luôn có 1 ai đó dành riêng cho mình, và tiếp tục cuộc hành trình...

Chiếc xe đạp bằng đất sét

Đó là vào hai tháng trước Giáng sinh khi Rose chín tuổi nói với cha cô bé rằng cô muốn một chiếc xe đạp mới. Giáng sinh thật sự hấp dẫn, cô bé ao ước cho một chiếc xe đạp nhưng ước ao ấy đã không thực hiện được, vì cha cô đã mua búp bê làm quà. Sau đó, vào ngày hai mươi ba tháng mười hai, cô bé nói rằng cô "thật muốn một xe đạp hơn mọi thứ khác".
Đó là một điều ước quá muộn, với tất cả những gì để chuẩn bị Giáng sinh vào buổi tối và đang chuẩn bị những giây phút cuối để nhận quà, chiếc xe đạp cho cô bé là điều thật khó với cha cô. Vì thế, đêm trước lễ Giáng sinh khoảng 9 giờ, Rose và em trai sáu tuổi của cô bé đang nép mình ấm áp trong nệm thì cũng lúc ấy cha cô đang cặm cụi làm một chiếc xe đạp vì ông nghĩ, cha mẹ ai lại thất hứa với con mình!
"Con sẽ làm gì nếu con có một chiếc xe đạp nhỏ bằng đất sét và rằng con có thể đổi mô hình xe đạp bằng đất sét thành một chiếc xe đạp thật?", cha cô bé tự hỏi và cha cô đã trải qua gần bốn giờ cẩn thận lấy đất sét tạo thành một chiếc xe đạp cỡ nhỏ.


Trong buổi sáng Giáng sinh, chúng tôi chú ý nhìn Rose mở nhỏ thùng quà hình trái tim với màu đỏ đẹp và chiếc xe đạp đất sét màu trắng cùng với lời ghi chép. Cô bé mở tấm thiệp và đọc, rồi cô bé đã khóc, "Con có thể không bao giờ kiếm được một chiếc xe đạp nào đẹp bằng chiếc xe mà cha đã tặng cho con. Đúng hơn là cha đã gắng sức để cho con vui vào ngày lễ tuyệt diệu nầy, con nào biết đâu cha đã không còn nhiều tiền để sắm sửa cho con! Con xin lỗi vì đã vòi vĩnh cha...".
Cô bé đã có niềm hạnh phúc với món quà thật ý nghĩa mà không ai có tiền đều có thể mua được chiếc xe đạp bằng đất sét đặc biệt như món quà cha cô đã tặng!

Cánh cửa

Tôi tìm đến Hiền vì anh là kiến trúc sư, trong khi tôi lại đang cần viết một bài báo liên quan ít nhiều về kiến trúc. Câu chuyện rôm rả cho đến khi chúng tôi tham quan ngôi nhà và tình cờ bước ngang qua phòng anh.
A, cửa đẩy ngang! Giống như mấy ngôi nhà Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì phòng riêng là thế-giới-riêng! Chỉ bạn bè thân lắm mới bước vào đây. Anh muốn họ cảm nhận sự cân bằng: Anh yêu quý họ và cũng mong nhận lại sự quan tâm từ họ.
Tôi tròn mắt vì … không hiểu! Anh bật cười. Người ta không để ý, nhưng đôi khi chỉ nhìn cánh cửa là biết ngay tính cách của chủ nhà. Không phải ngẫu nhiên mà đa phần cửa chính đều được kéo vào để nhận trở ngại về phần mình, tránh cản trở cho khách và người đi ở bên ngoài. Thế nhưng cửa sổ thì lại khác. Rất nhiều cửa sổ được đẩy ra. Ở đó, nắng sẽ ùa vào. Gió sẽ ùa vào. Những tiếng chim buổi sớm mai ríu rít sẽ ùa vào. Anh thường e dè khi bước vào một căn phòng cửa sổ im ỉm đóng hoặc cửa chính mở theo hướng… chỉ nghĩ đến mình!


Tôi nhớ đến ô cửa kính vuông vuông mà tôi vẫn thường… dán chặt cả gương mặt mình vào, cùng với cô bạn hàng xóm tên Nghi “cho cái mũi dẹp lép thế nầy” để nhìn xuống đường, mơ về 1 cây bàng lá lỗ chân sâu ăn, thời còn bé tí. Để rồi mới chợt nhận ra vì sao ngôi nhà nhỏ của Hiền lại đủ sức thu hút đông bạn bè đến vậy. Một cánh cửa gỗ xinh xinh được kéo vào hiền lành và nhã nhặn. Những ô cửa sổ không bao giờ khép để bạn bè lúc thích có thể thò đầu ra ngắm khoảng sân xanh mát màu cây. Và còn vì 1 cánh cửa đẩy ngang trong phòng riêng: Ở đó có sự cảm thông, gắn bó thiêng liêng từ hai phía sẽ khiến người ta bình yên và hạnh phúc.

20 đô-la

Một nhà diễn thuyết nổi tiếng đã bắt đầu buổi nói chuyện của mình bằng cách đưa ra tờ giấy bạc trị giá 20 đô la. Trong gian phòng có 200 khán giả, anh ta cất tiếng hỏi: "Ai muốn có tờ 20 đô la nầy?".


Những bàn tay bắt đầu giơ lên. Anh ta nói tiếp: "Tôi sẽ đưa tờ 20 đô la cho bạn - nhưng điều đầu tiên, hãy để tôi làm việc nầy!"
Anh ta vò nhàu tờ 20 đô la. Sau đó, anh ta lại hỏi: ""Còn ai muốn tờ bạc nầy không?". Vẫn có những bàn tay đưa lên.
"Ồ, vâng, nó sẽ như thế nào nếu tôi làm thế nầy?" - nói rồi anh ta quẳng nó xuống sàn và giẫm giày lên. Sau đó, anh ta nhặt tờ bạc lên, bây giờ trông nó đã nhàu nát và dơ bẩn. "Nào, ai còn muốn có tờ bạc nầy nữa?". Vẫn còn những bàn tay đưa lên
"Những người bạn của tôi, tất cả các bạn phải học 1 bài học rất giá trị. Không có nghĩa gì đối với những việc tôi làm với đồng tiền, bạn vẫn muốn có nó bởi vì nó không giảm giá trị. Nó vẫn có giá trị là 20 đô la. Nhiều lần trong cuộc sống của chúng ta, bạn bị rơi ngã, bị "vò nhàu" và bị vẩn đục bởi những quyết định mà chúng ta làm và những hoàn cảnh đến với chúng ta. Chúng ta cảm thấy hình như chúng ta trở nên vô giá trị; nhưng không có nghĩa lý gì những gì đã xảy ra, bạn sẽ không bao giờ mất đi giá trị của mình. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng là vô giá với những người yêu thương bạn. Giá trị của cuộc sống chúng ta được quyết định không phải do những gì chúng ta làm hoặc người mà chúng ta quen biết, mà bởi... chúng ta là ai.
Bạn thật đặc biệt - đừng bao giờ quên điều đó!"

Hoa lưu ly

Chuyện kể rằng ngày xưa có một cậu sinh viên, không phải hiệp sĩ cũng không phải hoàng tử.

Ngay từ lần gặp đầu tiên, nhìn gương mặt ấy, ánh mắt ấy, nụ cười ấy,… Nó đã có ngay ý nghĩ: “Mình sẽ yêu người bạn này!” Cái ý nghĩ ấy không phải do nó xem quá nhiều phim Hàn Quốc, cũng không phải do nó quá mơ mộng, đơn giản là tự dưng nó thấy như có một người đang thì thầm vào đầu nó. Nhưng ý nghĩ đó không đồng nghĩa với việc nó yêu người ta ngay từ lần gặp ấy…

Nó – tên đầy đủ Nguyễn Nhã Phương - tên thường gọi Lưu Ly. Cái tên thường gọi là do bạn bè thấy bất cứ nickchat hay mail nào của nó đều lấy là Lưu Ly cả. Cũng vì nó thích nhất một loài hoa ở thành phố hoa Đà Lạt, quê hương nó: Forget me not (tên tiếng anh của lưu ly). Hè này, mẹ nó bảo ra phụ dì Tâm bán hoa, dì nó có một cửa hàng hoa nho nhỏ ở Hà Nội. Dĩ nhiên là nó đồng ý, dù sao thì hết hè nó cũng phải bắt đầu cuộc sống sinh viên 4 năm ở đây, với lại nó cũng thích hoa nữa. Nó vẫn nhớ hôm ấy là ngày thứ 3 nó đến Hà Nội, đang trông cửa hàng cho dì nó đi chợ thì cậu ta ùa vào:

- Dì ơi! Cho cháu một bó forget me not.

3 ngày nay, Phương chưa gặp một khách hàng nào mua loại hoa ấy, lại đúng lúc nó đang ưu ái chăm chút, tưới nước cho mấy cành hoa Forget me not nên nghe vậy Phương giật mình quay ra phía khách hàng. Gương mặt có một chút ngơ ngác, nét xinh xắn trời cho của cô bé bán hàng lạ lẫm lại có những bông hoa lưu ly tím điểm xuyết bên cạnh, tự dưng trái tim Đạt lỡ mất một nhịp khi cô bé ấy ngẩng đầu lên. Thoáng bối rối:

- Xin lỗi! Tôi tưởng bạn là dì Tâm.

Thấy người khách mua hàng có vẻ lúng túng, Phương mỉm cười:

- Tôi lại già đến thế ư?

- Không phải, tại bình thường thấy dì ấy bán có một mình.

- Tôi mới đến giúp, để tôi bó giúp cậu, cậu là khách hàng đầu tiên tôi bó forget me not cho đấy!

- Cậu có bó được đẹp như dì Tâm không thế?

- Cậu chờ một lát là biết liền.

Trong lúc chờ Phương bó hoa, Đạt đi lại ngắm đủ các loại hoa trong cửa hàng, Phương vửa bó vừa thỉnh thoảng ngước lên nhìn cậu khách lạ. Cái cách cậu ta chạm nhẹ vào các cánh hoa để xem như sợ chúng đau, cái cách cậu ta cúi xuống ngửi mùi hương của những loài hoa nhìn lạ lạ rồi mỉm cười, rồi cả cái cách cậu ta nhìn những cành hoa forget me not trìu mến nhưng có chút xa xăm làm Phương cảm thấy ở con người lần đầu tiên gặp gỡ này có điều gì đó ấm áp lắm. Chắc tại vì cũng như Phương, cậu ta thích forget me not.

- Xong rồi! Cậu có cần thiệp cài hoa không?

Đạt trả tiền, đón lấy bó hoa, và cười:

- Không cần đâu. Cảm ơn, cậu bó đẹp lắm.

Đúng lúc ấy thì dì Tâm đi chợ về, thấy Đạt dì tươi tỉnh:

- Đạt hả cháu? Lại mua forget me not à?

- Dạ, cô bé này bó hoa khéo thật cô ạ.

Dì Tâm quay sang nhìn Phương mỉm cười, Phương quay mặt đi vì chút ngại ngùng:

- Phương nó bằng tuổi cháu đấy, không bé đâu. Cháu gái dì. Nó mới xuống Hà Nội, hôm nào cháu rảnh đưa nó đi chơi giúp dì.

- Dì, cháu đến để phụ dì mà.

- Cứ đi cho biết đi, một mình dì trông cửa hàng cũng được.

Nghe hai dì cháu nói chuyện, Đạt cười nhẹ:

- Cậu đừng ngại, để tớ đưa cậu đi. Thôi, cháu chào dì, cháu đi có việc một chút.

Đạt nói rồi đi ra khỏi cửa hàng, thấy ánh mắt dò hỏi của cô cháu, dì Tâm giải thích:

- Nhà thằng Đạt ở gần đây, hay ra mua hoa lắm, nhưng toàn mua forget me not thôi. Bình thường nó không cần bó nhưng chắc hôm nay nó mang đi tặng đâu đó. Nó đỗ Bách Khoa, gần trường cháu đấy. Thằng nhỏ tốt tính lắm, để nó đưa cháu đi chơi cho biết Hà Nội, dì đâu biết tụi nhỏ chúng mày thích đi những chỗ nào đâu.

Phương im lặng không nói, chỉ khẽ mỉm cười. Nó nhớ đến những địa điểm mà nó đã được một người giới thiệu là nên đến ở Hà Nội, tiếc là nó làm mất số điện thoại của người ấy nên không liên lạc được nữa…

Chiều hôm sau, Đạt đi xe đạp đến rủ Phương đi dạo. Nó ngần ngừ nhưng dì Tâm nói cửa hàng giờ này vắng khách, nó cứ đi đi, thế là nó ngồi sau xe Đạt để cậu ta chở đi qua những con phố. Rong ruổi trên những con phố cổ, hai đứa dừng lại ở hồ Gươm. Đạt gửi xe đạp rồi cả hai đi bộ quanh bờ hồ. Chiều khá muộn, nắng chỉ còn nhàn nhạt, gió thổi mát lộng, Phương và Đạt bước đi không nói gì, chỉ thỉnh thoảng lại quay qua người kia như thử đoán ý nghĩ của nhau, nhưng trong khung cảnh bình yên này có thể nghĩ gì được nhỉ... Thỉnh thoảng bắt gặp ánh mắt nhau, cả hai chỉ mỉm cười. Mỏi chân, hai người ngồi nghỉ ở một chiếc ghế đá, cùng ăn kem và nhìn ra mặt hồ.

- Hà Nội có đẹp như trong tưởng tượng của cậu không?

- Không đẹp như trong tưởng tượng nhưng vẫn có nét để nó tự khoe với tớ rằng: tôi là Hà Nội.

- Tớ hỏi vậy là vì Dì Tâm bảo đây là lần đầu tiên cậu đến Hà Nội, Đà lạt đẹp đến thế nên cậu chắc cũng khó mà thấy nơi nào đẹp nữa.

- Không đâu, mỗi nơi có một vẻ đẹp riêng, với lại tớ chưa khám phá hết Hà Nội mà.

- Ừ, để mấy hôm tới tớ sẽ đưa cậu đến những nơi khác, cậu sẽ thấy Hà Nội đáng yêu hơn… Ơ, sao cậu lại cười?

- Không có gì, tại cách nói về Hà Nội của cậu rất giống với một người bạn của tớ. Vậy cậu lên Đà Lạt bao giờ chưa?

- Chưa từng, nhưng chắc chắn tớ sẽ đến đó!

- Tại sao?

- Tớ phải đến một nơi ở đó!

- Nơi nào thế?

- Vườn hoa Đà Lạt để ngắm hoa Forget me not ở đấy.

- Khi đó, tớ sẽ làm hướng dẫn viên cho cậu.

- Hứa nhé!

- Ừ, mà cậu thích forget me not thì có biết sự tích về loài hoa ấy không?

- Không, có cả câu chuyện về loài hoa ấy ư?

- Chuyện kể rằng, chàng hiệp sỹ cùng người yêu đang đi dạo bên bờ sông. Chợt thấy một cành hoa màu tím mọc hoang dại ở đó, thiếu nữ thốt lên khen đẹp. Hiệp sĩ thấy vậy muốn làm vui lòng người yêu bèn lại gần để hái. Nhưng trong lúc đang với cành hoa, chàng bị ngã xuống dòng sông nước chảy xiết, bộ áo giáp quá nặng khiến chàng không đủ sức xoay sở để bơi vào bờ. trước lúc chìm xuống, chàng vẫn cầm trên tay cành hoa và nói với người yêu rằng: forget me not… từ đó cô gái luôn cài hoa tím trên mái tóc để nhớ chàng hiệp sĩ kia.

- Tớ không thích câu chuyện này.

- Tại sao?

- Chẳng lẽ bộ áo giáp nặng đến thế và sao lúc đó cô gái không chạy đến để đưa tay ra cứu người yêu mình.

- Nghe nói cậu đỗ Bách Khoa?

- Ừ, nhưng cái đó thì liên quan gì ở đây?

- Vẫn cái logic khô khan của những người con trai giỏi tự nhiên. Sao cậu lại có thế thích hoa forget me not được nhỉ?

- Lạ lắm à? Có một sự tích khác đấy. Hôm nào tớ sẽ kể cậu nghe, giờ phải về không muộn rồi.

- Mấy giờ thì ở tháp Rùa sáng đèn?

- Phải tối hơn nữa đã. Hôm nay chưa xin phép dì Tâm, hôm khác mình quay lại đây vào buổi tối nhé!

- Ừ…

Phương và Đạt về nhà, nói chuyện với Đạt rồi Phương mới thấy Đạt là người rất dễ gần, hai người nói chuyện tự nhiên và tâm đầu ý hợp như đã quen từ lâu lắm. Có những lần Đạt sang cửa hàng cùng Phương bán hoa, Phương nhớ có lần Đạt đã bảo:

- Trông cậu lúc ở gần những cành forget me not quen lắm! Tớ chưa từng lên Đà Lạt, cậu cũng lần đầu tiên đến Hà Nội nhưng thực sự tớ thấy rất quen, cứ như trong một giấc mơ nào đó tớ đã nhìn thấy cậu như vậy ấy!

Đạt nói rồi thoáng đỏ mặt nhìn Phương, Phương mỉm cười:

- Tớ cũng có cảm giác cậu rất quen. Rất giống một người bạn tớ quen cũng ở Hà Nội.

- Có lẽ bọn mình gặp nhau ở kiếp trước.

Đạt nói và cười. Phương cười theo, Đạt rất quen nhưng nụ cười này thì không quen, người bạn mà Phương biết có vẻ mặt trầm và buồn, hơi xanh xao một chút, lúc cười cũng thoáng nét buồn rất lạ. Thôi kệ, Phương nghĩ mình chỉ tự tạo ảo giác chứ làm gì có ai giống ai. Những ngày hè sau đó, Phương được Đạt dẫn đi chơi những nơi khác ở Hà Nội, cùng đến bãi bồi sông Hồng, cùng đến cả cánh đồng hoa cải. Ở cánh đồng hoa ấy, Phương chợt nhớ đến lời người bạn đã nói từ lâu, những lời giới thiệu làm cô bé lớp 10 ôm ấp giấc mơ được đến Hà Nội: “Hà Nội có hồ Gươm, có bến sông Hồng, có bến Hàn Quốc, cả cánh đồng hoa cải nữa. Nếu em đến Hà Nội, nhớ phải đến những nơi đó nhé! Nếu có thể thì anh sẽ làm hướng dẫn viên cho em… anh sẽ cõng em trên cánh đồng hoa cải và nắm tay em đi trên bến Hàn Quốc…” “Anh lãng mạn quá!”, “Anh không đùa đâu thật đấy, Lưu ly”, “forget me not chứ!” “Cả hai… nhưng đến đó nếu không có anh, em nhớ bảo người đi cùng làm thay anh nhé, như vậy mới cảm nhận được hết cái đáng yêu của Hà Nội nơi em đến…"

- Đạt này, cậu cõng tớ được không?

- Hì, tớ đang định hỏi cậu có muốn được cõng không đây.

Hơi ngại ngùng một chút nhưng Phương vẫn để Đạt cõng. Đạt đi chầm chậm, trời nắng nhẹ, không quá gay gắt nhưng đủ ánh sáng để làm cả cánh đồng trở nên rực rỡ. Sắc vàng của hoa cải, của nắng lại hòa thêm những cơn gió rất nhẹ, ngồi trên lưng Đạt cõng, cảm giác đúng là rất khác với lúc cùng bước đi. Trong tim Phương trào lên một cảm xúc khó tả. Đáng lẽ ra không nên để rơi vào hoàn cảnh hơi khó xử thế này, dù Phương muốn được thử cảm giác được một người cõng trên lưng và đi giữa cánh đồng hoa cải. Ấm áp, bình yên nhưng nếu như thế này thì Phương sẽ không giữ được nhịp đập bình thường khi gặp Đạt nữa mất. Được một lát, Phương đòi xuống, Đạt vẫn lặng im từ lúc cõng Phương. Lúc xuống nhìn vào mắt Đạt, Phương bất ngờ vì thấy nó rưng rưng đầy nước. Phương thoáng lo lắng:

- Đạt, cậu không sao chứ?

Đạt lắc đầu cười nhẹ, nhưng khi chớp mắt có một giọt nước vẫn cứ ngoan cố trào ra. Bất giác, Phương đưa tay lên lau nó giúp Đạt, Đạt bối rối quay đi:

- Mình kiếm chỗ nào đó ngồi đi!

- Ừ.



Hai người ngồi xuống, im lặng, lại có gió và những con bướm nhỏ… Sau một thoáng, Đạt mở lời:

- Đột nhiên tớ nhớ đến một số chuyện không vui thôi. Cậu biết không, có những điều rất giản dị mà một người muốn làm nhưng không có đủ thời gian để làm. Đôi khi tớ nghĩ ông trời thật bất công.

- Cậu có tin vào phép màu không? Vào những điều kì diệu ấy?

- Nếu có tớ sẽ làm tất cả để nó xảy ra. Thôi lại nói linh tinh rồi. Mình đi chơi tiếp đi.

- Có cái gì đó như ám ảnh cậu vậy. Kể tớ nghe đi!

- Tớ muốn quên nên không muốn kể lại nữa. Tớ đã nói là không có gì rồi mà. Nhìn vẻ mặt lo lắng của cậu kìa...

Đạt nói và đưa tay xoa đầu cô bạn đang có vẻ buồn lây giọt nước mắt của cậu. Đạt cười để trấn an Phương và cái tính dễ vui dễ buồn của Đạt làm không khí vui vẻ trở lại:

- Phương có biết sự tích hoa cải không?

- Có cả sự tích hoa cải à?

- Có chứ, ngày xưa có một chàng hoàng tử, à quên hiệp sĩ…

***

Trong hơn một tháng hè, ở Hà Nội, từ một người hướng dẫn viên và khách du lịch, giữa Đạt và Phương đã có một sợi dây tình cảm gắn kết hai người lại với nhau. Dù không ai nói với ai nhưng cái cách Đạt nhẹ nhàng cầm tay Phương và sau thoáng ngạc nhiên, Phương để yên bàn tay mình trong bàn tay Đạt cũng đủ để hai người hiểu những điều không cần phải nói nên lời. Vẫn cùng lang thang trên những con phố, cùng dạo bờ hồ những chiều lộng gió, vẫn hai con người đó nhưng dường như giữa Hà Nội sầm uất, tấp nập vội vã, họ tìm thấy cho riêng mình sự ấm áp và bình yên khi ở cạnh nhau. Trong trí nhớ của Phương còn một nơi mà Phương chưa được đến, đó là con đường được gọi là bến Hàn Quốc. Khi nghe Phương hỏi về nó, Đạt mỉm cười nói rằng đó là nơi các đôi yêu nhau hay đến vì khung cảnh rất lãng mạn, ngừng một chút Đạt lại khẽ nói: “Tớ muốn cùng cậu đi đến đó!”

Đúng như Đạt nói, khung cảnh của con đường này rất nên thơ, một bên là đầm sen mát lộng, bên kia là sóng nước mênh mang. Cuối chiều, nhìn đâu cũng thấy toàn đôi với cặp đi cùng nhau. Nắm tay nhau, Đạt và Phương bước đi trên con đường đó. Hà Nội là đây, những địa điểm vừa quen vừa lạ: lạ vì chưa một lần đến, quen vì đã được một người kể về nó bằng một cách cảm nhận rất sâu sắc. Hai người tìm một chỗ đứng không quá đông đúc để cùng đón những cơn gió chiều mang hương sen man mác. Đạt dịu dàng quay sang Phương:

- Nếu tỏ tình bằng câu nói: Tớ mến cậu thì có trẻ con không?

- Cậu… vô duyên!

Đạt cười nhẹ, cậu đưa tay lên nhẹ vuốt tóc Phương: “Tớ muốn nói là…” đang thu hết can đảm để nói ra 3 từ ngắn ngủi nhưng vô cùng khó nói ấy, chợt Đạt sững lại khi khẽ chạm phải chiếc ghim cài tóc hình hoa… forget me not màu tím. Trời tự dưng mây kéo đến , tối sầm lại, thấy Đạt có chút bất thường, ánh mắt lại có vẻ hoảng hốt, Phương lo lắng:

- Cậu sao thế? Đau ở đâu à?

- Cái ghim tóc này, cậu có khi nào?

- Ơ cái này à? Tớ có lâu lắm rồi! Bên trong còn khắc chữ Lưu Ly này. Ngày trước có một đôi nhưng tớ tặng một người bạn một chiếc làm kỉ niệm rồi.

Mưa ào xuống như trút nước, mưa mùa hè vẫn thế, đến vừa nhanh vừa dữ dội. Đạt vịn vào vai Phương để xua đi cảm giác chóng mặt, chậm chạp nói:

- Mình về đi, mưa rồi.

Phương thấy lạ nhưng biết có hỏi Đạt cũng không nói nên đành im lặng. Đang vui vẻ mà tự dưng Đạt làm sao nữa không biết... Từ lúc đó đến khi về đến nhà, Đạt cũng chỉ nói lời tạm biệt, ngoài ra không giải thích thêm điều gì, Phương có chút hoang mang, lo lắng nhưng tính Đạt vẫn thế chẳng chịu mở lòng để chia sẻ. Còn Đạt về nhà, thay quần áo khô rồi nằm xuống giường mệt mỏi thiếp đi lúc nào không biết. Quá khứ lại hiện về trong giấc mơ không an lành:

***

- Anh đi chơi Đà Lạt vui không kể em nghe đi!

Cậu bé lớp 10, tắm xong, ùa vào phòng anh trai bắt kể chuyện. Hai anh em thân nhau lắm nên hôm nào không được anh trai hơn 2 tuổi kể chuyện cho nghe thì Đạt không ngủ được. Định thấy thằng em vào dù đi chơi xa về vẫn mệt nhưng vẫn cố kể chuyện nó nghe.

- Vui lắm! Em thích nghe chuyện gì nào?

- Truyện gì mà anh nhớ nhất ấy!

- Anh gặp một cô bé dễ thương ở vườn hoa Đà Lạt, cô ấy đang ngắm hoa foget me not.

- Anh bị cô bé ấy hớp hồn rồi hả?

- Hớp hồn thì sao còn đây mà kể chuyện em nghe, nhưng đó là cô gái đầu tiên khiến tim anh đập mạnh đến thế.

- Ơ, đập mạnh, anh không sao lúc ấy đấy chứ?

- Không, cô bé ấy rất đáng yêu. Lúc cô ấy ngẩng đầu lên nhìn về phía anh, khuôn mặt ấy, ánh mắt ấy... làm anh có cảm giác…

- Cảm giác gì ạ?

- Anh yêu cô ấy mất rồi, yêu ngay từ lần đầu tiên gặp mặt ấy.

- Em không tin!

- Em còn bé, hiểu sao được...

- Đâu, em kém anh có hai tuổi mà. Nhưng anh có gặp lại cô bé ấy được không?

- Bọn anh trao đổi địa chỉ rồi đấy! Cô ấy nói sẽ đến Hà Nội và anh sẽ làm hướng dẫn viên cho cô ấy. Anh ghi nó vào sổ tay rồi.

- Vậy là cô bé ấy cũng mến anh rồi. Cô bé ấy bao nhiêu tuổi?

- Bằng tuổi em.

- Ơ, em không chịu gọi người bằng tuổi làm chị dâu đâu.

- Em phải gọi chứ!

- Em không thích! Nhưng nếu anh vui vì điều đó, em sẽ gọi.

- Anh rất vui, tuy nói chuyện không nhiều nhưng anh lúc chia tay anh không thể dời mắt khi cô ấy chưa đi khuất. Nhưng cô bé ấy cũng còn trẻ con như em ấy.

- Lần đầu tiên em thấy anh nói về một người nhiều như thế đấy!

- Anh muốn đưa cô ấy đi khắp Hà Nội, cầm tay cô ấy đi trên bến Hàn Quốc, cõng cô ấy giữa cánh đồng hoa cải và anh muốn quay lại Đà Lạt nữa. Nhưng… anh sợ mình không có đủ thời gian.

- Không cho anh nói thế… anh mới 19 tuổi mà.

- Nhưng tim anh…

- Bác sĩ bảo tim anh chỉ cần uống thuốc đúng giờ và không để phải đập mạnh là không sao mà.

- Đạt ngốc! Không đập mạnh có nghĩa là không được yêu ai đấy! À cho em xem cái này này.

- Một chiếc ghim tóc hình hoa foget me not màu tím… Lưu Ly…

- Tên cô bé ấy đấy.

- Lạ nhỉ… Sao lại tên là Lưu Ly???

Tiếng mẹ gọi làm đứt quãng cuộc nói chuyện của hai anh em:

- Đạt, về phòng cho anh con nghỉ đi!

- Dạ.

Đúng là anh Định có những dự cảm rất đúng: anh không có đủ thời gian… Anh trai Đạt ra đi trong một giấc ngủ rất bình yên 3 ngày sau đó vì một cơn đau tim đến bất ngờ. Anh Định bị tim bẩm sinh, sức khỏe rất yếu. Đạt vẫn nhớ buổi sáng hôm ấy, khi Đạt sang phòng đánh thức anh dậy ăn sáng, Định vẫn nằm trên giường, gương mặt bình thản như đang say ngủ, nhưng tay chân thì lạnh ngắt. Đạt sợ hãi cố lay anh mình dậy nhưng không được, chỉ thấy tay anh buông thõng, làm rơi chiếc ghim tóc hình hoa lưu ly màu tím… Đó là hình ảnh cuối cùng Đạt nhìn thấy sau khi ngất đi…

***

Giật mình tỉnh giấc giữa đêm, Đạt thấy mồ hôi ướt sũng, hơi chóng mặt, Đạt đưa tay lên trán, sốt rồi. Nhớ lại giấc mơ, Đạt lại khẽ chớp mắt, lại có nước mắt rơi ra, nhưng trong phòng không có gió, mãi không khô được. Mấy ngày sau đó, Đạt bị ốm, biết có mấy lần Phương sang thăm nhưng Đạt đều bảo mẹ bảo Đạt mệt không muốn gặp ai hết, Đạt muốn suy nghĩ một mình.

- Con đỡ chưa?

- Con khỏi rồi.

- Con với cái Phương sao thế? Mấy hôm nó sang mà con nói mệt không gặp nhìn nó buồn thiu. Mẹ thấy Dì Tâm nói hai đứa thân nhau lắm mà.

- Không có gì đâu ạ.

- Mẹ biết có chuyện gì đó! Mẹ hiểu con mà.

- Con… Mẹ này, con có thể yêu người yêu của anh Định không?

- Sao con lại hỏi thế?

- Con chỉ muốn hỏi thôi!

- Đạt ngốc! nói con 19 tuổi rồi có ai tin không? Tất nhiên là có thể rồi. Định là một người luôn nghĩ cho người khác, đặc biệt lại là người nó yêu. Giờ nó không thể chăm sóc cho người đó, nếu con có thể chăm sóc giúp, Định sẽ rất vui và an lòng nữa.

- Mẹ nói thật chứ?

- Con không tin mẹ sao?

- Con… con tin.

Đạt ra cửa hàng hoa của dì Tâm thì biết tin Phương đã về Đà Lạt để chuẩn bị nhập học. Đạt mua một bó hoa forget me not mang đến mộ của anh trai, thì thầm trò chuyện:

- Em lại đến thăm anh này, trên kia anh cũng thấy em và Lưu Ly gặp nhau rồi đúng không? Cô bé đáng yêu thật anh nhỉ? Đến tim em khỏe vậy mà cũng phải đập mạnh rồi. Anh cho em gặp Lưu ly vì muốn em chăm sóc cô ấy đúng không? Vậy thì anh yên tâm nhé! Em sẽ thay anh chăm sóc cho cô bé ấy - Lưu Ly…

***

Thành phố Đà Lạt chào đón Đạt bằng muôn ngàn sắc hoa, cầm địa chỉ của Phương trong tay nhưng Đạt muốn đến vườn hoa trước, cậu muốn thăm lại nơi mà trái tim anh trai cậu lần đầu tiên rung động vì một cô bé. Đi quanh vườn hoa, nhìn về phía có hoa forget me not, Đạt mỉm cười nhìn gương mặt xinh xắn đang ngắm hoa, giờ thì nó hiểu tại sao Lưu Ly có thể làm anh trai nó xao xuyến đến thế. Đạt lên tiếng:

- Tớ biết một sự tích khác về hoa forget me not, cậu có muốn nghe không?

Phương nhìn về phía Đạt ngạc nhiên không biết nói gì.

- Chuyện kể rằng ngày xưa có một cậu sinh viên, không phải hiệp sĩ cũng không phải hoàng tử. Bị bệnh tim bẩm sinh, chưa một lần dám để tim mình đập mạnh, chưa biết đến nụ hôn đầu đời, chưa bước vào giảng đường Đại học dù trong tay có tờ giấy báo trúng tuyển… Trong một lần dạo chơi ở Đà Lạt, cậu yêu một cô bé kém mình 2 tuổi ngay từ cái nhìn đầu tiên tại vườn hoa này và cậu cũng được cô bé trao món quà kỉ niệm là chiếc ghim tóc hình hoa forget me not mà cậu giữ như báu vật. Nhưng… Thượng đế nói đã đến thời điểm cậu phải trở thành thiên sứ… nên cậu ta trao chiếc ghim ấy cho người em trai và nhờ cậu tiếp tục chăm sóc cho cô bé ấy…

Đạt nói xong và chìa tay về phía Phương, Phương nhận lại chiếc ghim cài tóc từ tay Đạt và bật khóc. Đạt vòng tay ôm phương vào lòng… Forget me not rung rinh như một lời chúc phúc từ thiên đường…

 

BÓNG MA TULA Copyright © 2012 | Design by thuanle28 - Edit by thuanle28

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang